lặp", có thể nào nói tới một archétype "tự tử" và "tự tử bằng ăn lá ngón" của người H’mông
Việt Nam
? Mỗi khi uất hận, hay bị bức bách điều gì, người H’mông liền ăn lá ngón
(vùng H’mông thường nói là "uống lá ngón") mà phụ nữ chính là những kẻ tiêu biểu. Hẳn
có lẽ bởi họ đã chịu nhiều đắng cay hơn cả. Trong những lần thăm hỏi về hình thức tự tử
của người H’mông, tôi đều được xác nhận rõ ràng có thật một hiện tượng phổ biến trước
đây, mà ngày nay cũng chỉ mờ nhạt đi chút ít về người H’mông tìm chết bằng cách ăn lá
ngón
. Không phải ngẫu nhiên mà Tang ca H’mông Hà Giang có hẳn một bài Khèn chết
lá ngón (Kênhx naox yuôx tuôs). Chết vì lá ngón, vì thế, không phải là dị loại mà phổ biến.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm được vô số dẫn chứng về tự tử bằng lá ngón ở người H’mông
qua các miêu tả dân tộc học.
Trong khi, chết vì tự tử luôn là tai họa lớn, một kinh nghiệm đáng sợ ở nhiều tộc
người. Điểm một số tư liệu cho biết: người Mnông gar ở Sar Luk vì cái chết tự tử của Tieng
đẹp trai khiến cả làng phải bỏ đi (Condominas 2003). Người Giarai xem người chết dữ,
chết xấu, nhất là chết tự sát là mối nguy hiểm đối với làng. Hoảng sợ, người Giarai ca tụng
họ trong các huyền thoại. Họ chôn người chết ở xa, phủ kín ở khu rừng thưa ngoài nghĩa
trang, không trang trí, không thăm nom, người ta bỏ mả ngay (Dournes 2002: 314). Cũng
chung niềm hoảng sợ ấy, nhóm các tộc người Malayô - Pôlynêxia Trường Sơn - Tây
Nguyên xem chết bất đắc kỳ tử có ảnh hưởng xấu đến gia đình, dòng họ và cả cộng đồng
(Vũ Đình Lợi 1994 : 85). Điều này cũng giống người Dayak ở Bornéo, vì một cái chết xấu,
một vụ tự tử mà cả làng phải chuyển đi chỗ khác (Le Pichon 2011: 41). Người Dao, tộc
người gần gũi với người H’mông, nhưng khác người H’mông khi với người Dao, vẫn tồn
tại những cấm kị tộc người như không được làm ma trong nhà khi có cái chết xấu (Nhiều
tác giả 2009a: 347). Đến cả những kẻ săn đầu người hiếu chiến là thổ dân Bornéo cũng có
qui định không mai táng cho những cái chết bất thường (Le Pichon 2011: 40). Luật Thái
Mai Châu qui định rõ ràng: "Gia đình của những người tự tử. Những người tự tử vì bất cứ lí
do gì đều bị coi là người chống đối lại chế độ đương thời, trốn tránh trách nhiệm làm người
dân, về mặt tín ngưỡng là gây ra điềm gở cho toàn thể bản mường, đụng chạm đến các thần
linh. Bản thân người đó chết không được làm ma theo thể lệ người thường. Gia đình người
đó bị "khai trừ" ra khỏi xóm làng, ra khỏi cộng đồng và chỉ có một lối thoát duy nhất xin
vào làm tôi tớ cho chúa đất" (Đặng Nghiêm Vạn 2001a: 454-455)... Còn vô số dẫn chứng
như thế từ các tư liệu. Trên thực địa, tình hình cũng tương tự, tôi xin trình ra một số sự kiện
dân tộc chí đã thu nhận được: người Lô Lô ở Mèo Vạc không ghi nhận thấy có hiện tự tự
tử, nhất là tự tử bằng lá ngón. Người Lô Lô chết xấu, chết tai nạn, tự tử thì không được làm
ma bình thường, muốn đưa vào nhà, phải làm lễ rồi đi qua cửa phụ.
Chết xấu thì không được thờ làm ma tổ tiên, phải thờ ngoài cửa, khi cúng cũng phải
cúng sau, không được cúng trước hay cùng lúc với ma tổ tiên. Người Dao tiền ở thôn Nà
Hin (Hà Hiệu - Cao Bằng), ngày xưa, người chết vì tự tử không được đưa xác vào nhà.