NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 218

Tày bản địa thế lực như họ Nông - Bảo Lạc. Còn nhìn chung, các thống lý, hay thống quán
vùng H’mông phải chịu sự cai trị và ràng buộc gián tiếp - ràng buộc lỏng bởi các thổ ty Tày
và tạo, phía Thái. Quan hệ của người H’mông với quyền lực thung lũng của Tày và Thái,
có thể nói, là một tái lặp, mô phỏng lại chính quan hệ của Tày và Thái với người Việt. Mối
quan hệ thần thuộc tượng trưng, được ràng buộc bởi một số trách nhiệm như cống nạp, qui
thuận trên danh nghĩa, còn lại thì được hưởng một chế độ tự trị rộng rãi.

Thống lý hay thổ ty H’mông, như thế, là đại diện cho cấp cao nhất của quyền lực

H’mông vùng núi cao. Dường như có một sự nhập nhằng của các thủ lĩnh xưng vua (thuộc
phong trào cứu thế) với các thống lý, thổ ty, bang tá có thế lực, thế nên người miền xuôi
theo tục thức thông thường hay gọi các thủ lĩnh H’mông có quyền lực là "vua Mèo". Ở cao
nguyên đá, từng có ba vua Mèo nổi tiếng một thời: vua Mèo Đường Thượng Sùng Chứ Đà,
vua Mèo Mèo Vạc Dương Trung Nhân và vua Mèo Đồng Văn Vương Chính Đức. Quyền
lực vàng son cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của vua Mèo là hùng mạnh nhất bởi sự nổi lên
của thế lực chính trị thuốc phiện H’mông

[173]

. Tuy nhiên, nhìn dài theo lịch sử H’mông

Việt Nam thì quyền lực của họ, quyền lực đỉnh núi luôn dưới bóng những quyền lực miền
núi thấp. Quan sát bộ máy giúp việc cho thống lý và thống quán là khá đơn giản. Dù cho,
dưới thống lý, thổ ty H’mông bao giờ cũng có nhiều thống quán cai trị các vùng núi nhỏ
hơn gồm vài làng, nhưng tổ chức hành chính về cơ bản thì là như nhau, khá đơn sơ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.