được tôi rút vào hai kết luận quan trọng: 1/ Người H’mông di dân tới Đông Dương là do
thất bại chính trị lâu dài với người Hán. Đối kháng H’mông và Hán là đối kháng tộc người
mang tính lịch sử. Điều này, ngay các nhà dân tộc học Trung Quốc cũng phải thừa nhận khi
nhận thấy vấn đề người H’mông chống bành trướng phong kiến Trung Quốc là hệ quả lịch
sử dài lâu (Trần Hữu Tiệp 2007). 2/ Lịch sử liên tục di chuyển của H’mông, từ xa xưa đến
ngày nay đã khiến họ thành tộc lưu vong nổi tiếng. Từ đấy, hình thành và tồn tại tâm thức
lưu vong của H’mông tộc. Người H’mông như một đứa con đã mất quê hương, và trở thành
không quê hương như “con quạ không có nơi đậu, người H’mông không có quê hương”.
Họ phải lang thang, lưu đày qua nhiều miền đất kiếm chốn dung thân. Trong quá trình thiên
di hàng ngàn năm tìm đất sống, chấn thương mất quê hương đã hằn lên thân phận tộc
người, khắc sâu vào ký ức tập thể “phức cảm mồ côi”, niềm hoài hương (nostalgie) khôn
nguôi về những vùng đất mẹ đã mất. Đồng thời, “ám ảnh Hán” cũng hằn nét rõ rệt trong
tâm lí người H’mông, điều lí thú mà những nhà H’mông học sẽ còn mất nhiều thì giờ để lí
giải. Đã có những nghiên cứu ở Việt Nam nhằm cắt nghĩa cho hoạt động di dân của người
H’mông. Theo đó, họ cho rằng, nguyên nhân của di dân tự do chủ yếu là do kinh tế khó
khăn, thiếu tài nguyên như đất, nước để sản xuất, các dịch vụ và giao thông thì khó khăn,
ngăn trở... (Nguyễn Bá Thủy 2005: 116-128). Cụ thể hơn, Đậu Tuấn Nam cho rằng, di cư
H’mông vì các lí do: do kinh tế - xã hội khó khăn, do phong tục tập quán (sản xuất du canh
du cư, di dân đoàn tụ dòng họ), do nền tảng giáo dục thấp nên nhận thức kém về chính sách
của Đảng và Nhà nước, đồng thời, cũng do sự bất cập trong chính sách và cơ chế quản lí
của nhà nước đối với vùng tộc người thiểu số, di cư theo hoạt động truyền đạo trái phép, di
cư do âm mưu của các thế lực thù địch (Đậu Tuấn Nam, 2013, chương 3). Những quan sát
dân tộc học như vậy, nhìn từ bề mặt, có lí do để tồn tại. Hiểu theo những cảm nghĩ thông
thường, con người vùng cao nhận thức kém, mà đời sống thì khó khăn trong kinh tế, sản
xuất, giao thông... lại duy trì những tập quán lạc hậu, bị các thế lực thù địch xúi bẩy... mà di
dân. Nhưng quan sát từ bề sâu, thì vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Di dân người
H’mông, vừa có động cơ kinh tế, vừa có động cơ tôn giáo, số phận chính trị và đặc thù tâm
lí tộc người. Ngoài những động cơ bề mặt kinh tế - xã hội mà các nhà nghiên cứu nói tới
khá nhiều. Bước chân di dân người H’mông còn bị sự níu kéo bởi những động cơ bề sâu
với các niềm tin chính trị - tôn giáo. Sự hấp dẫn của một đấng cứu thế, hay một vua Mèo
huyền thoại là đủ sức lôi kéo di dân H’mông ồ ạt. Và thêm nữa, là điểm mà nghiên cứu này
muốn thọc sâu vào, nhấn mạnh ở động cơ di dân H’mông là tâm thức lưu vong tộc người.
Luôn tồn tại một vô thức tập thể di dân H’mông. Không phải chỉ nghiên cứu này mới nhận
ra điều ấy, cũng có nhà nghiên cứu đã nhận thấy, nói đứng hơn, cảm thấy mà đề cập đến
như Giàng Seo Gà, Diệp Đình Hoa. Giàng Seo Gà cho rằng, di dân H’mông không chỉ có
xung đột vũ trang, nền cai trị hà khắc... mà còn là “thói quen được diễn ra từ thế hệ này đến
thế hệ khác”, và, di dân H’mông “ăn sâu vào bản chất khó có thể thay đổi” (Giàng Seo Gà
2004: 23)
. Diệp Đình Hoa thì không thấy lí giải mà quan niệm di dân H’mông như một