NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 63

định mệnh. Thói quen này đã biến H’mông thành những kẻ “ăn rừng” với mức độ chóng
mặt, góp vào việc tàn hại những khu rừng ít ỏi còn lại đến nay

[51]

. Giàng Seo Gà đã chỉ ra

có ba hình thức di cư của người H’mông: 1/ Theo từng nhóm, hộ gia đình, theo dòng họ và
nhóm anh em; 2/ Di cư từng hộ một cách bí mật; 3/ Di cư dựng vợ gả chồng ở xa. Như vậy,
nói chung cơ cấu di cư người H’mông là đậm tính huyết tộc, gia đình và dòng họ. Bởi, hôn
nhân của người H’mông, kéo dài đến giờ, dù có sự thay đổi đáng kể khi họ đã kết hôn tự do
với người khác tộc, tuy thế, tổng thể thì vẫn nổi lên yếu tố kết hôn nội tộc người. Người
H’mông thường có xu hướng lấy người H’mông, chỉ cần khác họ. Trong quan hệ luyến ái,
hay giao tiếp thường ngày, dù sao, họ vẫn có xu hướng thường tìm cách tách mình với cộng
đồng ngoài H’mông. Tính tự trị tộc người, được thể hiện ra ngay ở những phản ứng tâm lí
thường ngày.

Tục ngữ H’mông có câu, mà tôi đã nhắc đi nhắc lại, khắc họa sâu sắc một lịch sử lưu

vong, di dân bất tận trong thế giới vùng núi: “Con quạ không có nơi đậu, người H’mông
không có quê hương”. Những tranh chấp quân sự liên miên, và thường xuyên thất bại với
Hán tộc

[52]

- tộc đã xô đẩy người H’mông vào dòng lịch sử lưu vong, còn lưu dấu và ám

ảnh trong nhiều lời ca của họ, như mấy câu sau:

“Vì đất nước đại triều nhà Hán chín xèo

[53]

không chín kê

Mẹ cha ta gặp bước loan li phải đi lưu lạc

Đại triều nhà Hán lòng không tốt... ”

(Doãn Thanh 1984)

Người H’mông, đồng thời, cũng có thêm một câu tục ngữ, nhằm giải thích lí do di dân

“thâm niên” của họ: “Biết thì đừng gần lửa mới không bị lửa thiêu/ Khôn thì đừng gần
nước mới không bị nước cuốn trôi”. Như vậy, di cư như một “thói quen” mà nhiều nhà
nghiên cứu nhận thấy “ăn sâu vào bản chất khó có thể thay đổi” (Giàng Seo Gà 2004: 24)
khiến người H’mông thành những kẻ “ăn rừng” với qui mô và tốc độ chóng mặt thực chất
là nhằm tránh xa mối nguy hiểm như “lửa thiêu”, “nước cuốn” mang tên Hán tộc. với hơn
5000 năm “chịu đựng” (chữ Bình Nguyên Lộc) người Hán, và với vô số lần di cư tránh sự
bức hại đã hằn vào vô thức tộc người H’mông “thói quen” mà nhiều người cảm thấy “khó
hiểu”, cho dù, di cư bao giờ cũng đi liền với đói nghèo. Người H’mông có khi còn cho rằng
do không biết chữ, nên người H’mông mới thua thiệt người Hán. Cái chữ cũng là một vấn
đề khó lí giải trong tâm hồn H’mông. Người H’mông có nhiều câu chuyện, bài ca, nói về
ngày xưa (lúc nào đó trong quá khứ mịt mù) đã từng có chữ, và do mất cái chữ nên người
H’mông mới thua thiệt nhiều bề. Thật khó xác minh H’mông có hay không một chữ viết,
nhưng có thể chắc chắn khẳng định H’mông tộc ý thức rất sâu sắc về tầm quan trọng của
cái chữ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.