NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 71

“Mồ côi đói, nhòm cửa nhà người

Thấy con người ăn cơm với thịt

Mồ côi đói, ngó vách nhà người

Thấy con người ăn cơm có muối”

[61]

(Doãn Thanh 1984)

Thân phận mồ côi càng trở nên bi đát hơn trong ngày hội, lúc vào xuân, khi người ta

có mẹ có cha đỡ đần, người ta vui chơi, còn mồ côi chỉ biết làm quần quật. Nhất là khi
thiên tai giáng xuống, những kẻ mồ côi không người giúp đỡ chỉ còn biết than trời, kêu
khổ. Ai oán người mồ côi oán đời, thà đừng sinh ra còn hơn:

“Biết đời khổ ải thế này

Thà đừng sinh ra còn hơn”

(Doãn Thanh 1984)

Trách trời độc ác sao nỡ lấy đi cha mẹ mồ côi, khiến mồ côi phải côi cút sống đời tủi

nhục:

“Ông trời lòng không ngay

Thu số kiếp mẹ cha ta từ sớm”

...

“Ông trời lòng không công

Cướp mẹ cha ta từ khi còn nhỏ”

(Doãn Thanh 1984)

Trong văn hóa người H’mông, trời không phải là một thế lực siêu nhiên hùng mạnh.

Trời thường hiện ra cái lòng không ngay, không tốt, xấu xa, độc ác. Người H’mông giống
như các tộc người ở châu Á gió mùa phồn sinh, là tộc người theo thuyết vật linh. Thế
nhưng nếu như người Việt thờ Trời như là một thế lực siêu nhiên tối cao, ảnh hưởng sâu
đậm từ dân gian đến nhà nước (tế Nam Giao), thì người H’mông rất hiếm khi cúng trời.
Trong quan niệm người H’mông, từ khởi nguyên do trời ghen tức với người H’mông nên
thả bệnh xuống trần, từ đó mới khiến người H’mông chết. Tang ca vùng Đồng Văn - Hà
Giang hay Tủa Chùa - Điện Biên đều lặp đi lặp lại vô thức ngôn ngữ:

“Ông trời lòng không tốt “thả” bệnh xuống dưới trần

Mình “ăn” mình “nhặt” được cái chết”

(Vương Duy Quang 2005)

Nếu trời là thế lực siêu hình - như cái số kiếp gây nên bất hạnh đời mồ côi, thì có một

thế lực có thật, dù không thật rõ nét, đấy là bọn nhà giàu tàn ác:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.