pháp nên cũng có những kiến giải khiên cưỡng trên tinh thần đấu tranh giai cấp kiểu Doãn
Thanh, mà cuối cùng, rốt cục lại, các ông muốn đưa dẫn về một kết luận: oan khuất của
người nông dân và phụ nữ H’mông sẽ được “đập tan”, “giải phóng” nhờ “ánh sáng” của
“cuộc đời mới”!. Ý kiến của tập thể các giả trên xét trong một giai đoạn ngắn ngủi nhất
định của lịch sử, trong một bình diện giới hạn, thì tạm có cơ sở. Nhưng nếu chỉ thấy có một
ý nghĩa duy nhất ấy thì hẳn là không đại diện được cho tinh thần những câu dân ca kiểu
trên. Thế nên, cần phải có thêm những lí giải. Trong các tộc người miền núi phía bắc, chỉ
có người Thái với “phía”, “tạo”, người Mường với “lang”, “đạo”, người Tày với ghi nhận
bước đầu về “thổ ty”/“quằng” là có thể nói rằng đã có sự phân chia đẳng cấp
(caste).
Người H’mông, mà nhân học văn hóa về châu Á đã ghi nhận là “một tộc người phụ hệ
tương đối không phân tầng. Họ không có giai cấp (classes) theo nghĩa là những người đã
tích lũy được, hoặc thất bại trong tích lũy những lượng tài sản lớn” (Sorensen 2011: 158).
Người H’mông, mà những khu vực khác, như bên Trung Quốc, những ghi nhận dân tộc học
cho biết, họ tồn tại xã hội đẳng cấp mà cấu trúc là tương đồng với xã hội người Thái,
Mường, Tày ở miền Bắc Việt Nam. Đẳng cấp quí tộc nắm giữ ruộng đất, thương mại, chính
trị, cai trị tộc người theo lối thế tập đời đời, cha truyền con nối. Chế độ đẳng cấp mà đặc
trưng lớn của nó, địa vị xã hội được đặt định và đảm bảo không chỉ của cải mà còn thông
qua thần quyền, sự chứng nhận của các thần, thiêng hóa một địa vị là dấu hiệu lớn nhằm
phân biệt với sự phân chia giai cấp chỉ dựa vào nguồn của cải tư hữu thành công hay thất
bại trong xã hội