huân tước chăng? Không thể như vậy được!”. Tuy nhiên anh vẫn đến gặp
người lạ mặt.
- Anh là đầu bếp trên tàu này? – Người lạ mặt hỏi.
- Vâng, thưa ông, nhưng tôi không được hân hạnh…
- Tôi là hành khách buồng số sáu, - người lạ mặt không để cho
Olbinett nói hết câu.
- Buồng số sáu? – Olbinett hỏi lại.
- Phải, thế anh tên gì?
- Olbinett.
- Thế này nhé, anh bạn Olbinett của tôi ơi, - người lạ ở buồng số sáu
nói. – Cần phải nghĩ đến bữa ăn sáng đi, đừng để lâu quá nữa. Đã 36 tiếng
đồng hồ rồi tôi chưa có gì bỏ vào bụng cả, nói cho đúng hơn là tôi đã ngủ
36 giờ liền, đó là điều có thể tha thứ cho một người đã đi một mạch từ Paris
đến Glasgow. Anh làm ơn cho biết ở đây mấy giờ ăn sáng?
- Chín giờ. – Olbinett đáp như một cái máy.
Người lạ định xem giờ, nhưng ông đã phải mất khá lâu để tìm đến túi áo
thứ chín mới thấy chiếc đồng hồ.
- Chà, bây giờ mới chưa đầy 8 giờ à? Vậy thì, Olbinett, anh mang tạm
cho tôi ít bánh quy và một ly sherry, tôi sắp quỵ vì kiệt sực đây!
Olbinett nghe, nhưng không hiểu gì cả, còn người lạ mặt thì cứ thao thao
bât tuyệt, liến thoắng hết chuyện nọ đến chuyện kia.
- Này, thế thuyền trưởng đâu? Ông ta chưa ngủ dậy à? Còn người phó
của ông ta? Sao, ông ta cũng đang ngủ à? – Người lạ mặt nói huyên thuyên.
– May mà, thời tiết tốt, gió thuận, tàu chạy êm.
Đang lúc ông ta nói như vậy thì John Mangles xuất hiện trên cầu thang tầng
lái.
- Thuyền trưởng đó. – Olbinett thông báo.
- Ôi, tôi hết sức vui mừng! – Người lạ mặt thốt lên. Tôi rất sung
sướng được làm quen với ngài, thưa thuyển trưởng Burton!
John Mangles kinh ngạc không phải vì người ta gọi anh là thuyền trưởng
Burton, mà là vì anh ta đã thấy một người lạ mặt trên tàu của mình.
Người lạ mặt vẫn thao thao bất tuyệt.