Khi bạn phát hiện trẻ nhỏ đang nói sai sự thật, hãy nhẹ nhàng
khuyên bảo “Đây không phải là lúc kể chuyện đùa hay chơi trò
giả vờ. Ba/mẹ muốn biết chuyện gì thật sự đang xảy ra. Con
hãy nói rõ cho ba/mẹ chuyện gì đã xảy ra”. Với những trẻ còn
quá nhỏ, bạn chỉ nên hỏi một lần, rồi bỏ qua.
Nếu bạn bắt gặp trẻ hơn 4 tuổi đang nói dối, bạn đừng tra hỏi
điều gì đã xảy ra vì nó có thể khiến trẻ che đậy sự thật hơn. Bạn
hãy tìm cách hiểu ra sự việc mà không cần chất vấn trẻ, sau đó
nói: “ .........đã xảy ra, vì thế hậu quả con phải gánh chịu là
........”. Đưa ra một hậu quả nhỏ và hợp lý. Bạn hãy chờ đến một
ngày khác, yêu cầu trẻ thuật lại điều mà bạn biết đã xảy ra và
khen ngợi trẻ vì đã trung thực. Nói: “Con đã kể cho ba/mẹ biết
những gì thật sự xảy ra. Đó là sự trung thực. Ba/mẹ thích điều
đó”.
Như một “nghi thức” trước giờ đi ngủ, kể cho trẻ nghe những câu
chuyện nói về lòng can đảm khi trung thực.
Thận trọng trước khi nói “Có” hoặc “Không” và cương quyết giữ
lời. Đề ra những ranh giới trong hành vi ứng xử của trẻ và tuân
thủ. Hãy kiên định.
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị
Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Những điểm suy ngẫm về Trung thực
Trung thực là nói đúng sự việc đã xảy ra.
Trung thực là nói sự thật.