NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 145

Nếu gần đây trẻ lơ là việc nhà, hãy có một cuộc họp mặt gia
đình. Lập ra một kế hoạch. Có thể dành ra 20 hoặc 30 phút trong
ngày để cả nhà cùng nhau làm một việc gì đó. Thổi một tiếng còi
hiệu lệnh cho mọi người cùng bắt tay vào việc. Hoặc liệt kê danh
sách những việc cần làm. Hỏi xem ai muốn tình nguyện làm
hoặc chính ba mẹ phân công việc cho các con, tùy theo từng
trường hợp. Dán danh sách những việc cần làm lên tường. Tích
cực công nhận mọi hành động giúp đỡ của trẻ, hoặc mỉm cười với
trẻ. Đừng cằn nhằn. Sau ba ngày, cùng nhau xem lại danh sách
công việc và hỏi xem trẻ có khó khăn hay muốn đề nghị gì
không. Tích cực nhận xét về những tiến bộ ở trẻ và đề ra
phương hướng giải quyết những trở ngại còn lại. Sau đó, những
buổi họp gia đình hàng tuần là thời điểm lý tưởng để giữ đà làm
việc và động lực phụ giúp việc nhà (cũng bàn về nhiều thứ khác
nữa!).

Ghi nhận khi trẻ cố gắng thử một kỹ năng mới và khen ngợi trẻ.
Đôi khi, bạn cần cho phép trẻ tự làm việc gì đó thay vì vội vàng tự
mình làm lấy. Khen ngợi khi trẻ làm đúng và chỉ trẻ cách sửa đổi
những chỗ chưa đúng.

Khi trẻ muốn được tự do, hãy để ý đến nhu cầu này. Sau khi
cân nhắc kỹ lưỡng cả kết quả tích cực lẫn tiêu cực và hai vợ
chồng bàn bạc với nhau để xem có thể áp dụng được không,
ngồi xuống và thảo luận về quyền tự do với trẻ. Hỏi: “Có thêm
quyền hạn này, con nghĩ mình nên có những trách nhiệm nào?
”.
Hãy khen ngợi trẻ đã suy nghĩ thấu đáo, nếu thấy phù hợp.
Nếu bạn, là ba/mẹ của trẻ, không cảm thấy thoải mái khi cho
phép trẻ có quyền tự do này, hãy tìm ra lý do vì sao bạn lại cảm
thấy như thế và trình bày rành mạch lý do ấy cho trẻ biết.

Khi trẻ muốn làm một việc nào đó mà bạn cho rằng trẻ vẫn chưa
được chuẩn bị – tuy nhiên trẻ đã đủ lớn để thực hiện, hãy hỏi xem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.