Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đặc biệt rất nhạy trước thái
độ và cảm xúc của người thường chăm sóc trẻ. Các bé sẽ hồi đáp lành
mạnh bằng cảm xúc và thể chất đối với sự chăm sóc thương yêu,
và hồi đáp kém đối với sự cáu kỉnh, bất an của người chăm sóc.
Trẻ sẽ cảm thấy khổ sở khi cha mẹ đau khổ, trầm uất, hay giận dữ;
và trẻ trở nên ổn định hơn khi cha mẹ không vội vã và lúc nào cũng
hạnh phúc.
Chỉ cần nhận ra tầm quan trọng của những gì ta trao cho trẻ ở
giai đoạn này, rồi ta sẽ chú ý hơn đến quá trình đó. Hãy để bản
thân tràn ngập sự hài lòng, bình yên và yêu thương để trẻ cảm nhận
rõ hơn những giá trị/phẩm chất này (ý này sẽ được nhắc đến chi
tiết hơn ở Kỹ năng làm cha mẹ 7, phần 3).
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên xem xét những hoạt động sau
đây khi mối quan hệ giữa họ và con phát triển:
Chơi và đối xử với trẻ như một cá nhân độc lập. Dành thời gian
mỗi ngày để chơi với trẻ. Hãy tận hưởng cùng trẻ.
Mở nhạc vui nhộn và yên bình. Điều đó sẽ tự động tạo ra những
cảm xúc mà bạn muốn trẻ trải nghiệm.
Kể chuyện, hát và đọc cho trẻ nghe những bài thuộc lứa tuổi mẫu
giáo.
Sử dụng những từ như bình yên, yêu thương, hợp tác, hài lòng,
dịu dàng và hạnh phúc với trẻ sơ sinh hay trẻ chập chững biết đi.
“Dán nhãn” trẻ với những cảm xúc tích cực khi bạn trải qua những
cảm xúc này.
Không chỉ nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ, chẳng hạn như
“Con dễ thương lắm” hoặc “Con mặc đồ đẹp quá”, mà còn nói ra
những giá trị tích cực, hay lối cư xử tốt của trẻ. Khen ngợi khi