NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 56

đất nước và sau đó, cả hai có thể nêu lên các ý về hòa bình trong
một phút trước giờ cơm tối hay vào lúc sinh hoạt gia đình.

Đề nghị trẻ vị thành niên chia sẻ xem cháu mường tượng thế
nào về hòa bình. Hãy chú tâm lắng nghe.

Cả hai vợ chồng bạn cần trao đổi thêm về những bộ phim có
cảnh quay bạo lực. Liệu cả hai có sẵn sàng từ bỏ xem những bộ
phim như thế ở nhà không? Nếu đồng ý, hãy đưa ra các
phương án hạn chế trẻ tiếp cận với những bộ phim này ở nhà.
Nếu bạn không chắc lắm, hãy để ý đến tâm trạng của trẻ sau
khi chúng xem thêm ba phim bạo lực nữa.

Quan sát suy nghĩ và tâm trạng của bạn khi xem một bộ phim bạo

lực, nó khác với khi xem một bộ phim hòa bình (bình yên) và có tính
nhân bản như thế nào. Sau đó cả hai vợ chồng cùng bàn lại. Nếu
cả hai đều đồng ý không xem phim bạo lực ở nhà, hãy nói chuyện
này với trẻ. Nói: “Khi xem chương trình nào đó, chúng ta sẽ có những
cảm xúc tương ứng. Nếu chúng ta muốn góp phần tạo nên một
gia đình, một lớp học hay một thế giới hòa bình (bình yên), thì
không có lợi khi để những cảm xúc thô bạo xuất hiện trong ta như
thế”.

Nếu bạn quyết định thực thi nguyên tắc này ở nhà, hãy cương

quyết làm theo. Nếu trẻ phản đối, chuyện đó sẽ không kéo dài. Khi
đứa con ở độ tuổi vị thành niên của bạn chọn xem những phim bạo lực
này với bạn bè ở bên ngoài, hãy giữ mình tách bạch, khách quan và
lắng nghe những cảm nhận của con.

Hỏi xem điều gì truyền cảm hứng cho trẻ về hòa bình (bình
yên)? Lắng nghe những gì trẻ nói.

Cùng trẻ đến thăm một nơi mà trẻ có thể chứng kiến hòa bình
(bình yên) trong hành động. Nơi đó có thể là viện bảo tàng với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.