NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 97

làm một trái tim cho từng đứa con của mình. Hãy trò chuyện và
thích thú cắt dán cùng nhau. Hỏi: “Anh chị cảm thấy thế nào
khi có trái tim rộng lượng? Điều gì cho phép anh chị có được
trái tim rộng lượng? Điều gì khiến anh chị có trái tim nhỏ nhen
và những cách nào để thoát khỏi trái tim nhỏ nhen ấy?”
.

Cho họ hồi tưởng những gì mà cha mẹ họ từng nói khiến họ cảm
thấy được yêu thương? Hỏi: “Có ai muốn chia sẻ những điều
đã làm mình cảm thấy không được yêu thương?”
.

Ôn lại Kỹ năng làm cha mẹ 5 – Thiết lập nề nếp. Một ý nghĩa
của yêu thương là tạo nên cảm giác an toàn. Khi trẻ vị thành niên
có dấu hiệu muốn chơi lại những trò mà trẻ đã không chơi
nhiều năm, đôi khi vì trẻ cảm thấy cần được che chở. Đây là
dịp tốt để các cha mẹ áp dụng nếp sinh hoạt cũ với trẻ.

Ôn lại Kỹ năng làm cha mẹ 3 – Quân bình giữa yêu thươngkỷ
luật
. Chia thành nhóm ba người và thực tập giải thích sự việc cho
con với thái độ quân bình giữa yêu thương và kỷ luật. Lắng nghe
xem “con” phản hồi như thế nào. Lặp lại một ít nội dung từ kỹ
năng lắng nghe tích cực. Giải thích và trả lời những thắc mắc
của trẻ bằng tình yêu thương.

nhà

Cha mẹ có thể chia sẻ với trẻ từ 8 đến 10 tuổi bài tập Hình dung
về một thế giới tràn đầy yêu thương
khi trẻ đi ngủ. Cha mẹ có
thể bổ sung những ý tưởng riêng hay dùng hình ảnh một đứa trẻ
được bọc trong cái kén yêu thương. Trong thời gian khám phá các
bài học về yêu thương, cha mẹ có thể thực hiện bài tập mường
tượng với trẻ vào một buổi tối trong tuần, nếu trẻ thật sự thích.
Với những trẻ lớn hơn, hãy chia sẻ bài tập mường tượng này vào
mỗi ngày trong tuần này. Bạn và trẻ thay phiên nhau đọc lời dẫn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.