Suy nghĩ trước thềm đại lễ 1000
năm Thăng Long - Hà Nội
PV: Còn chưa đến 1000 ngày nữa, Thăng Long - Hà Nội sẽ tròn 1000 năm
tuổi. Giáo sư Lê Văn Lan đã khẩn khoản đề nghị “cáo lỗi với mai sau”, rà
soát lại tất cả các mục tiêu đã đặt ra cho dịp đại lễ này, để chỉ tập trung vào
những dự án quan trọng nhất, khả thi nhất, tránh tình cảnh Hà Nội 2010 là
một đại công trường. Còn anh có bi quan thế không?
NSD: Nếu việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long chỉ dựa vào các công trình
dự kiến sẽ được xây dựng thì bi quan thật, nhưng nếu dựa vào những thứ
mà Hà Nội đang có thì mọi chuyện, có lẽ, sẽ sáng sủa hơn. Ngoài ra, 1000
năm Thăng Long chỉ có thể được kỷ niệm tốt nhất trong lòng mỗi người
dân Hà Nội, rộng hơn là mỗi người dân Việt Nam. Khó có thể có cách kỷ
niệm nào tốt đẹp hơn, sâu sắc hơn là việc đời sống người dân Hà Nội được
cải thiện. Ánh mắt rạng ngời, nụ cười hạnh phúc của người Hà Nội chính là
công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sang trọng nhất, quí giá nhất. Mà
điều này thì chỉ có thể xảy ra nếu những vấn đề cấp bách của Hà Nội sớm
được giải quyết.
PV: Khi nói đến những vấn đề cấp bách của Hà Nội, chắc anh đang nhìn từ
góc độ một người dân, chứ không phải góc nhìn của nhà quản lý? Đó sẽ là
những vấn đề gì?
NSD: Nhà quản lý sẽ có ý nghĩa gì, nếu như góc nhìn của họ không thấy
được những vấn đề mà người dân đang phải đối mặt? Ngoài ra, nếu đường
tắc thì đâu chỉ có tắc đối với dân, mà còn đối với cả quan nữa. Vấn đề cấp
bách đầu tiên phải nói đến là nạn ách tắc giao thông. Chúng ta sẽ kỷ niệm
1000 năm Thăng Long thế nào nếu đường chẳng đủ mà đi? Giải quyết nạn