Một hệ thống giá trị được chấp nhận và chia sẻ giữa các thế hệ là phần cấu
thành thứ hai của một môi trường thuận lợi. Người ta không thể ban hành
một mệnh lệnh xuyên qua các thế hệ. Một mệnh lệnh như vậy nếu có phải
được chuyển tải thông qua hệ thống giá trị được chia sẻ thực lòng. Chia sẻ
thì không phải là áp đặt. Những gì không được khối óc và con tim chấp
nhận thì không thể nối chặt các thế hệ với nhau. Một điều đang được các
thế hệ chia sẻ nhưng chưa chắc đã là một giá trị hay, đó là tâm lý thích “làm
quan”. “Làm quan” là một sự thành đạt. Tuy nhiên, nếu coi đó là sự thành
đạt quan trọng nhất và duy nhất thì cuộc sống sẽ chật hẹp biết chừng nào
cho lớp trẻ. Một nhà thơ tài giỏi, một họa sĩ trứ danh sẽ trường tồn, một bộ
trưởng sau ngày nghỉ hưu sẽ chẳng còn ai biết tới. Vậy thì tại sao lại phải
quá hao tâm tổn lực cho chức tước như vậy? Chức tước là quan trọng,
nhưng khẳng định tài năng và sự đóng góp của con người phải được coi là
quan trọng hơn. Điều này hoàn toàn không dễ, nhưng sẽ là một sự giải thoát
cần thiết để tài năng của lớp trẻ có
thể bừng nở trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại.
Cơ hội bình đẳng cũng là một phần của môi trường thuận lợi. Trong thể
thao và một phần nào đó trong hoạt động kinh doanh, những người trẻ tuổi
đã thành công. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ đã có cơ hội để làm điều đó.
Nếu khả năng tiếp cận tri thức, tiếp cận vốn, tiếp cận quá trình ban hành
quyết định được mở rộng hơn nữa, thì lớp trẻ chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội
hơn để thành công.
Cuối cùng, việc chàng sinh viên năm thứ 2 Bill Gates bỏ học để lập nghiệp
và trở thành người giàu có nhất hành tinh là điều do chính Bill Gates quyết
định. Ở thời điểm cậu thanh niên Bill Gates quyết định thành lập Công ty
MicrosoĞ và phát triển hệ điều hành Windows không ai nhìn xa trông rộng
được như cậu ta. Các bạn trẻ hôm nay hãy là những Bill Gates của Việt
Nam. Có nhiều việc sẽ không ai nhìn xa trông rộng được hơn các bạn. Và
trong những công việc này, các bạn sẽ không bao giờ quá trẻ.