vào đêm khuya khi cả nhà đã ngủ. Năm mười bốn tuổi người hàng xóm của
bà, giáo sư Tyrtov, tặng gia đình bà một cuốn sách vật lý do ông viết. Vì
muốn hiểu được nội dung của cuốn sách Sofia đã tự học lượng giác và nhận
thức của bà khiến giáo sư Tyrtov rất ngạc nhiên. Giáo sư ra sức thuyết phục
cha của Sofia cho bà tiếp tục học toán. Cuối cùng Sofia cũng được cha cho
phép đi Saint Petersburg học những gì bà yêu thích.
Sau khi kết thúc bậc trung học, Sofia khát khao được học lên đại học. Vào
thời điểm đó ở Nga không một phụ nữ nào có thể thỏa mãn khát khao ấy ở
trong nước. Gần nước Nga nhất chỉ có Thụy Sĩ là có các trường đại học tiếp
nhận sinh viên nữ mà một thiếu nữ chưa chồng như Sofia lại không được
phép ra nước ngoài một mình. Khát khao học đại học lớn đến nỗi nó thúc
đẩy Sofia đi đến quyết định kết hôn trên danh nghĩa với một nhà cổ sinh
học tên là Vladimir Kovalevski để có cơ hội sang châu Âu. Năm 1868, bà
đến Heldelberg đăng ký học toán và khoa học tự nhiên tại trường đại học
của thành phố nhưng trường không tiếp nhận sinh viên nữ. Vì thế, Sofia
phải xin từng giáo viên cho bà được nghe họ giảng bài và phải thuyết phục
lãnh đạo nhà trường cho phép bà có mặt tại các lớp học với tư cách là sinh
viên không chính thức. Qua tất cả các học kỳ Sofia luôn khiến các bạn học
của bà ngạc nhiên bởi năng khiếu nổi bật về toán học. Đối với các giáo sư
khoa toán, Sofia là một hiện tượng hiếm thấy.
Năm 1871 Sofia đến đại học Berlin với mục đích tìm kiếm cơ hội nghiên
cứu toán học dưới sự hướng dẫn của Karl Weierstrass, người được coi là
nhà toán học nổi tiếng nhất của thời bấy giờ. Trường đại học Berlin từ chối
nhận Sofia nhưng may mắn thay sau khi thử khả năng của Sofia thầy
Weierstrass đã hiểu ra rằng mình đang có trong tay một tài năng đầy triển
vọng. Chính vì thế ông nhận hướng dẫn riêng cho Sofia. Không phụ công
người thầy ưu tú của mình, trong suốt bốn năm Sofia hoạt động miệt mài và
cho ra đời ba công trình nghiên cứu. Đó đều là những công trình có giá trị