Nguyễn Bích Lan biên soạn
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Inge Genefke
Sinh năm 1938
BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI
Xem những bộ phim về thời cổ đại chúng ta không khỏi rùng mình trước
đủ các kiểu tra tấn dã man mà những tù trưởng và các vị vua chúa có thể
nghĩ ra, nhằm làm suy sụp sức khoẻ và ý chí của những tù nhân của họ.
Những người tù bị rút móng tay, bị nhốt chung với những con thú dữ ăn thịt
người, bị trói bằng những sợi dây thừng và cho ngựa kéo đi trên những con
đường lởm chởm đá. Một số bức tranh còn lưu lại từ thời trung cổ cũng cho
thấy những cảnh tra tấn rùng rợn không kém. Trong một bức tranh miêu tả
cảnh giáo sĩ chủ trì một cuộc tra tấn một kẻ dị giáo ở Tây Ban Nha vào năm
1700, người ta thấy nạn nhân gần như bị lột truồng, bị trói hai tay lên một
thanh xà treo trong khi hai kẻ tra tấn dùng những dụng cụ tra tấn trông
giống như những chiếc kìm kẹp những cục than hồng gí vào bụng và bàn
chân anh ta. Trong thế giới hiện đại, tra tấn đã bị quy là một việc làm phạm
pháp. Theo điều 5 của bộ luật do Liên hợp quốc ban hành thì “Không ai là
đối tượng của hành động tra tấn hoặc hình thức trừng phạt tàn bạo phi nhân
tính”. Luật quy định như vậy, nhưng ở đâu đó trong làn sương mù u ám của
những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh, đằng sau song sắt của không
ít nhà tù thì nhiều con người vẫn trở thành nạn nhân của những cuộc tra tấn
gây tổn hịa ghê gớm cả về tinh thần lẫn thể xác và để lại những hậu quả vô
cùng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời của họ.
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tổ chức Ân xá thế giới phải đối
mặt với một sự thật đau lòng: Cho dù được ân xá nhưng nhiều tù nhân từng
bị tra tấn không thể nào trở lại được cuộc sống bình thường. Tổ chức này
kêu gọi các bác sĩ trên toàn thế giới hãy giúp đỡ những người đã từng bị tra
tấn. Inge Genefke, một nữ bác sĩ người Đan Mạch, là người đầu tiên hưởng
ứng lời kêu gọi này. Năm 1974 bà đứng lên thành lập một nhóm thầy thuốc