NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 14

tuổi, bạn nên tập cho bé ngủ riêng. Điều đó tốt cho cả bé và bố mẹ.

Nếu vì lý do xung đột và cãi nhau mà hai bạn phải ngủ riêng, hai bạn nên chấm dứt việc đó. Vì

giường ngủ chính là nơi giúp hai bạn giải quyết bất hòa và làm lành nhanh, hiệu quả nhất. Bên

cạnh đó, việc xa nhau trong tâm trạng bực bội không có lợi, nó càng đẩy hai bạn xa nhau hơn.

Vợ chồng tôi luôn nói với nhau rằng dù có xảy ra điều gì cũng không bao giờ ngủ riêng. Tất

nhiên, cũng có đôi lần chúng tôi cãi nhau và tôi hoặc anh ấy giận dỗi bỏ ra phòng khách nằm,

nhưng thường không kéo dài quá mười phút là người kia đi ra dỗ dành, lôi cho bằng được trở

vào giường. Và thông thường, chúng tôi làm hòa với nhau ngay khi vừa trở lại giường. Cho nên,

việc đi ngủ cùng nhau và không gian riêng tư trong phòng ngủ là hết sức cần thiết và quan

trọng để duy trì một đời sống hôn nhân bền vững và nồng thắm.

PHÒNG NGỦ LÀ CHỐN RIÊNG TƯ, LÀ NƠI ĐỂ HAI VỢ CHỒNG CÓ CƠ HỘI TÂM TÌNH, BÀY

TỎ TÌNH CẢM MỘT CÁCH THẦM KÍN NHẤT.

QUY TẮC 13
ĐỪNG CỐ GẮNG THAY ĐỔI BẢN CHẤT BẠN ĐỜI, CŨNG NHƯ KHÔNG CỐ THAY ĐỔI MÌNH
Bản chất của một người được hình thành từ tố chất bẩm sinh, gia đình, giáo dục và môi

trường xung quanh. Nên bạn đừng bao giờ nghĩ là mình có thể thay đổi bản chất người bạn

đời. Điều đó là không thể. Hơn nữa, khi bạn yêu và kết hôn với họ, tức là bạn đã chấp nhận cả

những mặt tiêu cực của họ.

Ngược lại, bạn đời cũng yêu và muốn chung sống với con người thực chất của bạn được thể

hiện ra trong thời gian yêu đương và tìm hiểu. Thật không công bằng và phi lý nếu một trong

hai người mong muốn thay đổi bạn đời theo hình mẫu lý tưởng nào đó như mình mong đợi,

hoặc cố tình thay đổi bản thân để trở thành một người nào khác. Khi bạn làm vậy, nó chẳng

khác nào bạn đang tự đào huyệt cho hôn nhân của mình.

Tuy nhiên, việc sửa đổi một số thói quen xấu hoàn toàn khác với việc thay đổi bản chất.

Trong chúng ta ai cũng có những thói quen không tốt. Nếu bạn nhận ra bản thân mình hay bạn

đời có những thói quen xấu đang làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng thì hãy cố thay đổi,

sửa chữa nó. Việc thay đổi một số thói quen xấu là cần thiết mà vẫn giữ được bản chất của bạn.

Bạn vẫn là bạn. Hoàn toàn chẳng có gì sai nếu sự thay đổi làm mọi thứ tốt đẹp hơn.

Các tật xấu bao gồm những hành vi trong đời sống hằng ngày, thói quen cư xử với bạn đời,

tật xấu nơi công cộng và những thói xấu về cách ứng xử trong mối quan hệ như: ăn xong không

bao giờ đem bát xuống bếp, không bao giờ dọn giường khi thức dậy, ngoáy mũi, ợ hơi lớn trên

bàn ăn, làm những trò lố bịch ở nơi công cộng, trêu ghẹo người khác giới, cằn nhằn, nói dai,

không chuẩn bị trước mọi việc, xem tình dục như một sự ban ơn, thói vũ phu, v.v... Dưới đây là

một số mẹo dành cho bạn khi muốn thay đổi những thói quen xấu của mình:

• Đừng bao giờ nghĩ “Thói quen lâu rồi, không bỏ được’’. Bạn có thể làm được mọi thứ khi

bạn thực sự quyết tâm.

• Phải thành thực với chính mình. Hãy tự trả lời câu hỏi “Thói quen này đang làm tổn hại đến

gia đình mình phải không?’’.

• Tâm sự với bạn đời về cảm giác của bạn đối với các tật xấu của mình cũng như tâm sự với

anh ấy/cô ấy về mục tiêu của bạn trong việc thay đổi này.

• Đừng cố gắng sửa đổi nhiều tật cùng một lúc. Hãy từ từ, thay đổi từng cái một.
• Tâm sự với bạn đời rằng bạn cần sự động viên, ủng hộ từ phía anh ấy, cô ấy, chứ không

muốn họ cằn nhằn, bực dọc với bạn về tật xấu đó.

• Đừng đưa ra những lý do biện hộ, những cái cớ cho việc không đạt mục tiêu sửa chữa tật

xấu như đã đề ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.