xu thế đó.
(4) Do tình hình căng thẳng giữa Nhật và Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không muốn
Nhật dựa vào đồng minh Anh - Nhật (ký kết năm 1902 và triển hạn năm
1911) để chống lại mình. Để ngăn chặn khả năng đó, lúc đầu Anh đề nghị
thêm Hoa Kỳ vào và cải thành hiệp thương giữa ba nước. Hoa Kỳ không
chấp thuận đề án này, sau đó Anh thêm Pháp vào để trở thành hiệp định
bốn nước.
(5) Có nghĩa là ví dụ nếu trọng tải chiến hạm chủ lực của Hoa Kỳ và Anh là
50.000 tấn thì trọng tải chiến hạm chủ lực của Nhật phải không quá 30.000
tấn, của Pháp và Ý không quá 16.700 tấn.
(6) Còn gọi là Hara Takashi hay Hara Satoshi.
(7) Nhật và Liên Xô ký thỏa hiệp về ngư nghiệp; Nhật cũng đồng ý rút
quân khỏi miền Bắc đảo Sakhalin năm 1925 (Nhật chiếm vùng này vào lúc
gởi quân sang Tây-bá-lợi-á).
(8) Hợp tác Quốc - Cộng (giữa quân đội của Tưởng Giới Thạch và của Mao
Trạch Đông) xảy ra hai lần và đây là lần đầu tiên. Sau đó, Tưởng Giới
Thạch bỏ chính sách hợp tác Quốc - Cộng và đặt ưu tiên vào việc chống lại
Mao Trạch Đông. Hợp tác Quốc - Cộng lần thứ hai xảy ra vào năm 1936.
(9) Thủ phạm bị tuyên án tử hình, sau đó được đổi thành tù chung thân, và
sau khi được ân xá năm 1940, trở thành một nhân vật hoạt động tích cực
cho phong trào ái quốc cực hữu.
(1) Nakamura Takafusa, Nihon keizai: Sono seicho to kozo (Kinh tế Nhật
Bản: Phát triển và cấu tạo), Tokyo, Tokyo Daigaku Shuppankai, 1985, trang
188 - 189.
(2) Tài liệu trong phần này dựa theo Nakamura Takafusa, sách đã dẫn,
trang 174 - 209, và bài thuyết trình của Giáo sư Nakamura tại Đại học
Alberta vào ngày 30 tháng 3, 1987, 'Japan in the 1950's and 1960's:
Unprecedented Growth' (Nhật Bản vào hai thập niên 1950 và 1960: Một sự
phát triển chưa từng có).
(3) Ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đối với Nhật Bản là chủ đề của
cuốn Fire Across the Sea: The Vietnam War and Japan, 1965 - 1975 (Đám
cháy bên kia đại dương: Chiến tranh Việt Nam và Nhật Bản, 1965 - 1975),