(1) Trong nguyên văn tiếng Trung là “Hạ ca”, cách gọi này thường dùng để
chỉ tôn trọng trong các bậc đàn anh, chính vì thế khi Phúc Sinh nghe thấy
liền có cảm giác Hạ Trường Ninh là xã hội đen (BTV)
(2) Vương Hy Phượng, còn gọi là Phượng ớt – một nhân vật nổi tiếng sắc
sảo, ghe gớm trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần (BTV)
(3) Thím Tường Lâm là nhân vật trong truyện ngắn Lễ cầu phúc của Lỗ
Tấn (BTV)
(1) Trong hệ thống giáo dục Trung Quốc có một trường dạy cho những
người trưởng thành. Đối tượng đến học là những người đã thành niên
nhưng chưa có đầy đủ kiến thức của các cấp. Trường này dạy đủ trình độ
các cấp như cao đẳng, đại học, thạc sĩ (BTV)
(2) Tôm chân mềm: Chỉ người nhát gan (BTV)
(1) Nạp Tây: Một dân tộc thiểu số ở vùng Lệ Giang, sống chủ yếu ở khu
vực thành cổ của thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam (BTV)
(2) Đào Tiềm (365-427) từng than rằng: “Ngã khởi năng vị ngũ đầu mễ
chiết yêu” (Sao ta lại có thể vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng). Người
đời sau dùng điểm này để chỉ việc người quân tử không chịu vì lợi lộc mà
luồn cúi kẻ tiểu nhân, có quyền thế, hoặc con người luôn phải canh cánh
nỗi lo cơm áo gạo tiền (BTV)
(3) Biện Hòa: Xưa nước Sở có người tên Biện Hòa, tìm được viên đá ngọc
quý bèn dâng cho Sở Lệ Vương, Lệ Vương đưa cho thợ làm ngọc xem, thợ
nói: “chỉ là đá”. Vương bèn sai chặt chân trái Hòa. Lệ Vương mất, Hòa lại
dâng lên Vũ Vương, Vũ Vương đưa cho thợ làm ngọc, lại nói rằng: “chỉ là
đá”. Vũ Vương sai người chặt chân phải của Hòa. Vũ Vương chết, Văn
Vương kế vị, Hòa ôm đá ngọc đến chân núi Sở khóc ba ngày ba đêm, lệ cạn
mà chảy ra máu. Văn Vương nghe thấy, sai người hỏi nguyên do, bèn cho
thợ làm ngọc xem kỹ, gia công được kho báu, bèn cho đặt là Ngọc Biện
Hòa. Về sau, những viên ngọc tuyêt thế đều được gọi là ngọc Biện Hòa
(BTV)
(4) Thổ ty: Chức quan thể tập của thủ lĩnh các dân tộc thiểu số ở Trung
Quốc thời Nguyên, Minh, Thanh; ở Việt Nam thời trước cách mạng tháng
Tám (BTV)