Sự thật 42. Không phải lúc nào cũng nên hồi
đáp thư
Trong công việc, đôi khi bạn phải nói không. Lời khuyên tương tự cũng vẫn chính xác trong thế giới
mạng xã hội. Nếu mục tiêu của bạn là phát triển một mạng lưới xuất sắc và nổi trội, không phải ai
cũng sẽ là một mối liên kết giá trị. Lựa chọn đáp lại các lời mời kết bạn có thể tạo nên sự khác biệt lớn
trong chất lượng mạng lưới của bạn và trong cách mọi người nhận thức về bạn. Bạn có thể nhận được
thư, nhưng không nên lúc nào cũng trả lời nó.
Sau khi tham gia một trang mạng xã hội, bạn cũng sẽ bắt đầu nhận được những yêu cầu kết nối từ
những người mà bạn không biết. Rất nhiều người trong số họ có thể là những mối liên kết rất tốt;
nhưng những người khác thì không. Biết được nên đáp lại ai – cũng như đáp lại ra sao – có thể tạo nên
sự khác biệt giúp bạn đạt được các mục tiêu mạng xã hội của mình.
Hãy xem xét hai nhà quản lý công nghệ thông tin, cả hai đều tham gia một trang mạng xã hội với mục
tiêu tìm kiếm những cơ hội tuyển dụng mới mẻ và thành công hơn. Họ đều tạo ra những hồ sơ tiêu
chuẩn và tiến hành phát triển một mạng lưới liên lạc. Chiến thuật của Jessica là tích lũy một tập hợp
đông đảo nhất những mối liên kết mà cô ấy có thể tìm kiếm được, hy vọng có thể phá vỡ được ngưỡng
“hơn 500 mối liên kết” của trang. Lý do của Jessica là nếu cô đã có được nhiều mối liên kết, các nhà
tuyển dụng và chủ lao động sẽ thấy được thành công cũng như sẽ tuyển cô. Jessica đã chấp nhận tất cả
các yêu cầu kết nối không chút do dự. Cô hiếm khi xem xét hay đánh giá lại hồ sơ của những người
gửi đi yêu cầu kết nối; cô đơn thuần chỉ nhấp chuột vào nút Accept (Chấp nhận) và rất vui khi có thể
thêm được một mối liên lạc nữa vào trong danh sách của mình. Tuy nhiên, bằng việc theo đuổi chiến
thuật này, cô kết thúc với một số lượng lớn các mối liên lạc mà hoàn toàn chẳng liên quan gì đến
chuyên môn của mình hay những người có thể có chút ảnh hưởng đến công cuộc tìm kiếm việc làm
của cô. Nói cách khác, cô đã kết nối với rất nhiều người “sưu tập những mối liên kết”.
Nhưng Bart lại thực hiện một chiến thuật khác. Cách tiếp cận “càng ít càng nhiều” của anh cho phép
có thể đánh giá và xem xét từng yêu cầu kết nối cá nhân. Nếu yêu cầu từ một người có hồ sơ chuyên
nghiệp và lý tưởng trong lĩnh vực của anh, anh sẽ chấp nhận lời đề nghị của người đó. Anh sẽ đáp lại
những mối liên kết vững chắc và có thể phát triển được bằng những hồi đáp được cá nhân hóa, với
mục tiêu thực hiện và thiết lập một mối liên lạc công việc thực sự chứ không chỉ thêm vào một cái tên
trong danh sách của mình.
Cuối cùng, chiến thuật của Bart đã có kết quả mặc dù tổng số lượng kết nối của anh chỉ vỏn vẹn 127.
Một trong những người nhận được sự chấp nhận cá nhân của Bart biết được một thông báo tuyển dụng
không được quảng cáo cho vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin ở công ty của anh, và Bart đã được
lựa chọn cho vị trí đó. Vì Jessica tập trung quá nhiều vào việc thu thập những cái tên hơn là phát triển
mối quan hệ, cô chẳng bao giờ có thể có được một mối liên kết trực tiếp với người dẫn đến vị trí công
việc cho Bart.
Đôi khi vấn đề không phải là lựa chọn chấp nhận lời mời nào, mà là cách giải quyết với những lời đề
nghị từ những mối liên hệ sẵn có của bạn. Mặc dù hầu hết mọi người làm cho yêu cầu kết nối của họ
hợp lý và chuyên nghiệp, sẽ có một hoặc hai người trong số đó khiến cho bạn trở nên lúng túng. Ví dụ,
các mối liên kết mạng xã hội của bạn có thể:
- Yêu cầu bạn đưa ra những sự giúp đỡ đặc biệt trong việc tìm kiếm một công việc – Nếu ai đó bạn
thực sự không quen biết đề nghị bạn đưa ra một lời giới thiệu cá nhân, hãy suy nghĩ thật kỹ. Bạn
không chỉ đang giúp đỡ một mối liên kết trên mạng mà còn đang đặt danh tiếng của bản thân trong
nguy cơ. Cần kiểm chứng những thông tin cơ bản về một mối liên hệ ít được biết, chẳng hạn như tên
của một nhà tuyển dụng hoặc một liên kết cho một công việc có thể phù hợp với anh ta. Đó là một bảo