113
Vận dụng Lục hòa trong đời sống
nguyên tắc “ý hòa đồng sự” mà chúng ta đã đề cập đến.
Nếu mọi người trong gia đình đều noi theo khuynh
hướng này, công việc dù có khó khăn đến đâu cũng đều
có thể cùng nhau vượt qua, và ngay cả khi có thất bại
cũng không vì thế mà tổn hại đến hòa khí trong gia
đình. Mỗi người đều biết nhận lấy phần trách nhiệm
về mình, không đổ lỗi cho nhau nên sẽ không bao giờ
có sự trách móc lẫn nhau. Đối với một tập thể, mối
quan hệ gắn bó lẫn nhau theo khuynh hướng này cũng
là yêu cầu tất yếu để có thể tạo ra được sự hòa hợp và
đoàn kết.
Nói đến nguyên tắc “giới hòa đồng tu”, chúng ta
thường nghĩ ngay đến sự giới hạn trong phạm vi
những người xuất gia. Tuy nhiên, khái niệm này thật
ra hoàn toàn có thể - và cần phải - mở rộng để vận
dụng vào đời sống thế tục. “Giới” không chỉ là giới luật
của người xuất gia, mà có thể được hiểu rộng hơn như
là mọi khuôn thước, chuẩn mực mà những người trong
một gia đình hay tập thể phải tuân theo. Hiểu theo
cách này thì trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh,
chúng ta đều có những “giới” khác nhau để tuân theo.
Khi tham gia giao thông, ta phải tuân thủ luật đi
đường; khi làm việc phải tôn trọng những quy định
về an toàn lao động; khi về nhà phải tuân theo nền
nếp sinh hoạt chung trong gia đình... Tất cả những
chuẩn mực, khuôn thước đó đều là “giới”, bởi vì nếu