Những tâm tình cô đơn
24
Hiểu được điều này, đôi khi chúng ta cũng cần phải
quan tâm đôi chút đến những việc “nhớ gì” và “quên
gì”, để tránh không phải rơi vào tình trạng ối ăm như
vừa nói. Bởi vì thật ra thì cơ chế “tự động” của ký ức
là một kiểu hoạt động tự nhiên, nhưng chúng ta vẫn
hoàn toàn có thể làm chủ được nó nếu có sự chú tâm
và rèn luyện để kiểm soát được phần nào những gì
“cần phải nhớ” và những gì “cần phải quên”! Quá trình
học tập xét cho cùng cũng chính là một quá trình liên
tục chọn lọc những điều cần phải nhớ!
Điều mà hầu hết chúng ta đều quên đi một cách tự
nhiên là những tâm trạng mà ta đã từng trải qua trong
những giai đoạn khác nhau của đời sống. Một chút
bâng khuâng mơ mộng của tuổi mới lớn nếu không
được các văn nhân thi sĩ tốn ít nhiều giấy mực ghi lại
thì thường là chẳng mấy ai nhớ đến. Vì thế mà cô bé
tuổi mười lăm phải chịu một roi đau điếng khi đang
ngồi học bài bên cửa sổ lại gửi hồn lên tận đám mây
trắng đang trôi trên trời xa, đến nỗi ông bố đã đứng
sát bên mà vẫn không hề hay biết! Ông bố nghiêm
khắc kia chắc chắn là đã quên khuấy mất cái “bâng
khuâng mơ mộng” của chính mình vào thuở mười lăm
tuổi, nên không thể nào hiểu được vì sao con bé lại có
thể “mơ mơ màng màng” như thế trong lúc đang học
bài!