Qohelet
Ecclesiastes (Giáo sĩ)
Ester
Esther (Ết-tê)
Daniyyel
Daniel (Đa-niên)
Ezra-Nehemya
Ezra-Nehemiah (Êt-ra-Nê-hem)
Divre Hayyamim
Chronicles (Sử ký)
Rõ ràng Torah là kinh Thánh của người Do Thái cổ, mặc dù cách nói
quen thuộc “kinh Torah (hay loại Pháp Luật) và bộ sách Tiên Tri” nhắc nhở
rằng hai phần này của kinh Thánh hầu như không thể tách rời được. Nhưng
phần thứ 3 của kinh Cựu Ước thì không quan trọng bằng hai phần đầu; đây
là một tập hợp nhiều đoạn trích kinh Thánh mà không dễ đặt tên loại gì khác
ngoài “Các bài viết”. Trong bộ kinh này, cuốn Thánh vịnh được đặt vào vị trí
trang trọng hàng đầu. Năm tập sách ngắn từ cuốn Diễm tinh ca đến Esther,
hay còn gọi là năm cuốn sách da, được đọc trong giáo đường vào những
ngày hội của đạo Do Thái. Sách Sử ký (thường được chia thành “Sử ký 1” và
“Sử ký 2” trong kinh Thánh của người Anh) tóm tắt lịch sử cứu rỗi linh hồn
của người Do Thái, dùng đến cả những đoạn kinh dịch theo từng tư của sách
Samuel và Các vua. Sử ký bắt đầu từ thời Adam và kết thúc là sự trở lại
Vùng Đất Hứa của người Do Thái ở Babylon, giúp bộ kinh Cựu Ước khép
lại với điều an ủi mà các nhà tiên tri đã tiên đoán và cho người Do Thái đang
bị đàn áp hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn,
Vì mười hai tập sách tiên tri nhỏ được cuộn thành một cuộn sách da
nên kinh Cựu Ước có 24 cuốn, vì người Do Thái cổ quan niệm số 12 hoặc
các bội số của nó là biểu hiện của sự đầy đặn và tròn trịa. Ngoài 24 cuốn
sách này, còn có các cuốn kinh ngụy tác và kinh thứ yếu trong bộ kinh Cựu
Ước của Hy Lạp nhưng là kinh chính thức của đạo Thiên chúa và đạo Cơ
Đốc chính thống như: sách Judith, Tobit, 1 và 2 Maccabe, Wisdom, Sira
(hay sách Huấn Đạo), Baruch (là thư ký của Jeremiah), và các sách khác của
Hy Lạp về Daniel như Daniel 3:24-90 và Chương 13 (chuyện về Susanna)
và 14 (Bel và Rồng). Ngoài những cuốn sách này, nhiều tín hữu đạo Cơ Đốc
chính thống còn công nhận cả những cuốn sau: 1 Ezra (trong kinh Cựu Ước,
Ezra - Nê-hem còn được gọi là 2 Ezra), 3 và 4 Ma-ca-bê, Thánh vịnh