NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 18

Chương 2. SỰ MỆT MỎI VÀ SỰ SUY NHƯỢC

NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Sự mệt mỏi được xem như là một tín hiệu báo động, một đèn đỏ vậy.

Trước tín hiệu này, bộ máy của con người phải thắng lại cho đến khi ngưng
hẳn. Việc nghỉ ngơi và giấc ngủ là các nhu cầu rất tự nhiên. Và chúng trở
nên cấp bách hơn khi hoạt động kéo dài. Giấc ngủ là thời gian phục hồi; các
tế bào não loại bỏ các cặn bã độc hại được tích tụ trong lúc hoạt động. Vì lẽ
đó, việc thiếu ngủ sẽ tạo ra sự ngộ độc thực thụ. Các tế bào não sẽ làm cạn
kiệt các năng lượng dự trữ, tích tụ thêm các cặn độc hại. Trong giấc ngủ
chúng sẽ tái tạo lại các dự trữ dinh dưỡng, là nguồn cung cấp năng lượng
của chúng.

Vì thế, sự mệt mỏi là cách vận hành tự nhiên, cho phép con người

chuẩn bị cho việc ngủ và như thế tránh sự ngộ độc của các tế bào não.

Vì vậy con người sau giấc ngủ phải cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn,

như một cái máy đã được trùng tu. Và các tế bào thần kinh phải tìm lại được
sinh lực của chúng. Con người khi thức dậy phải ở trong tình trạng khỏe
khoắn, mỗi khi thức dậy phải yêu đời, lạc quan, ca hát để vui vẻ ăn mừng sự
hiện diện của một ngày mới.

Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn quanh chúng ta xem, và chúng ta sẽ

không thấy được điều đó. Sự mệt mỏi là một trong các chứng suy nhược
nghiêm trọng nhất hiện nay. Ngày chỉ mới bắt đầu thôi mà phần lớn người
ta đã mang theo sự mệt mỏi rồi, dính vào họ như keo vậy. Và điệp khúc hiện
đại là gì?

“… ngay mới sáng sớm, tôi đã cảm thấy mệt rồi… lúc sáng tôi rất dễ

cáu giận… lúc sáng tôi đã cảm thấy bực bội đến mức tôi muốn gây gổ vì
một chuyện không đâu… mới là buổi sáng mà tôi phải cố gắng hết sức mình
để bắt đầu khởi động; và tình trạng đó sẽ qua đi vào khoảng mười một
giờ… v.v…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.