Những người rối loạn thần kinh đó sẽ không bao giờ nghĩ “chiếc xe
của tôi bị một chiếc khác qua mặt”, mà là “tôi bị một người khác qua mặt!”.
Vả lại thật lý thú khi quan sát một người lái xe bị mặc cảm tự ti. Anh ta
đang trong tình trạng thù nghịch và tranh đua một cách bệnh hoạn (đương
nhiên rồi). Anh ta thường có hai phản ứng sau đây: hoặc bằng sự hung hãn
hoặc bằng sự trốn chạy. Chứng rối loạn thần kinh hung hãn là điều rất quen
thuộc với người lái xe: sự phẫn nộ âm ỉ, những lời nhận xét cay độc, lời
chửi rủa, chế giễu, những lần qua mặt hung bạo, v.v… Còn về sự trốn chạy,
nó thường được ngụy trang dưới bộ mặt của sự thanh thản giả tạo, sự gìn
giữ máy móc vô căn cứ…
Thí dụ:
– Bị thua ngay từ lúc khởi động, một người lái xe bị rối loạn thần
kinh sẽ nói “Tôi à?… tôi dại gì phá hỏng chiếc xe tôi. Phí tiền chỉ để có
được hai giây đồng hồ? Đâu ngu gì!” (anh ta không hề tin vào những gì anh
ta nói, nhưng phải cố chứng minh “sự thua kém” của mình cho những người
khác…)
– Nếu chiếc xe hơi của anh ta không đủ mạnh, anh ta sẽ nói là đồng
hồ tốc độ chỉ trật bắt đầu từ 80, rằng nó không đúng và anh ta sẽ cho đi
chỉnh lại…” Nếu anh ta nhận thấy “mình thua”, anh ta sẽ nói là anh ta
“muốn rong chơi”… để cho những người khác không thể coi sự chậm chạp
của anh ta như là sự thua kém, v.v… Hoặc anh ta chỉ lái xe bằng một tay,
với sự uể oải giả tạo và huýt sáo một điệu nhạc nào đó…
Vì thế, đây là những phản ứng giả tạo cho sự an toàn nội tâm. Anh ta
cố tạo cho mình sự ung dung, bình thản, sáng suốt không để ý đến “sự đua
tranh ngu xuẩn đó”. Đương nhiên là những lời nói này không hề tương ứng
với tâm trạng nội tại của anh ta, mà đó là sự thù nghịch âm ỉ mãnh liệt.
Chính những con người rối loạn thần kinh đó cũng sẽ phản ứng
quyết liệt nếu người ta chỉ trích sức mạnh của chiếc xe họ, mà họ xem như
là sức mạnh của chính họ! Nếu người ta có thể loại bỏ mặc cảm tự ti mà
hàng triệu người lái xe mắc phải, số lượng tai nạn sẽ giảm xuống bớt phân