hay phát biểu là đúng, sai hoặc mang một tính chất vì nó xuất phát
từ một nguồn nhất định. Ví dụ:
“Tào Tháo là một kẻ gian hùng, do đó thơ ông này sẽ chẳng có
chút thi vị gì đâu.”
Thực tế trong lịch sử Tào Tháo có tài làm thơ và có nhiều bài thơ
được đánh giá cao. Ở đây người tuyên bố chỉ nhìn vào tính cách gian
hùng của Tào Tháo mà kết luận về thơ của ông này. Như vậy là đã
phạm vào Ngụy biện di truyền.
Ngụy biện di truyền là một lập luận thiếu hợp lý dựa trên
nguồn gốc của một sự vật, sự việc nào đó để kết luận về đặc tính
của chỉ riêng sự vật sự việc đó. Ngụy biện di truyền hoạt động dựa
trên định kiến cá nhân của chúng ta về các nguồn gốc. Con người
lúc nào cũng có đầy những định kiến. Các định kiến được tạo
thành từ những kinh nghiệm và kiến thức, một mặt giúp chúng ta ra
quyết định nhanh chóng nhưng mặt khác khiến chúng ta mắc sai
lầm khi quyết định quá nhanh. Ví dụ nếu bạn biết anh A nào đó
là người bán hàng và anh này giải thích cho bạn nghe về một sản
phẩm nào đó, định kiến của bạn sẽ mách bảo bạn rằng không được
tin anh A vì anh này đang cố bán thứ gì đó cho bạn. Và nếu bạn đưa
ra một kết luận rằng những gì anh bán hàng này nói đều là giả
dối vì anh ta đang cố bán hàng cho bạn thì bạn đã phạm phải Ngụy
biện di truyền.
Để tránh mắc phải Ngụy biện di truyền hoặc bị lừa gạt bởi ngụy
biện này, bạn cần xem xét từng lập luận độc lập khách quan trên cơ
sở lý trí. Nếu muốn sử dụng Ngụy biện di truyền để giành thắng
lợi trong tranh luận, bạn chỉ cần đọc thêm về những kẻ tai tiếng bị
mọi người ghét bỏ hay bất cứ những gì mà chúng ta tin rằng đáng
ghét và tìm ra điểm tương đồng với cái mà đối thủ của bạn đang sử
dụng. Chẳng hạn như ví dụ sau đây: