trường hợp này, nếu tiền đề “tất cả mọi người đều thích xem
bóng đá” là đúng thì tiền đề “tôi không thích xem bóng đá” phải sai
vì tôi cũng được tính là con người và ngược lại. Vì hai tiền đề mâu
thuẫn với nhau, do đó kết luận ở đây cũng không chính xác.
Sự thú vị của Ngụy biện tiền đề mâu thuẫn là nó tuân theo logic
một cách rất chặt chẽ. Khi đối thủ của người phạm ngụy biện nhận
ra điểm gì đó không đúng trong lập luận của người này, người phạm
ngụy biện sẽ lập tức khẳng định rằng lập luận của mình hết sức logic
bằng cách nêu ra rành mạch hình thức lập luận đằng sau. Nếu
đối thủ không hiểu về Ngụy biện tiền đề mâu thuẫn thì sẽ không
có cách nào giải thích được vì sao mình lại thua. Với ví dụ trên:
A: Tất cả mọi người đều thích xem bóng đá. Tôi thì không thích
xem bóng đá. Do đó, tôi không phải người bình thường.
B: Anh đang ngụy biện, lập luận như vậy không đúng.
A: Sao mà không đúng chứ? Xem nhé. Tôi lập luận theo hình thức
tất cả A đều B, C không B, do đó C không phải là A. Đây là một lập
luận rất logic mà.
B: Nhưng....nhưng....tôi thấy nó không đúng.
A: Anh thử chỉ ra xem nào (cười thích thú).
Thông thường, Ngụy biện tiền đề mâu thuẫn thường không thể
được sử dụng trong đời sống hàng ngày một cách “lộ liễu” vì người
nghe sẽ nhanh chóng nhận ra có cái gì đó sai và không chấp nhận
lập luận ngay cả khi họ không tìm ra hay chứng minh được cái sai đó.
Tuy nhiên, người phạm ngụy biện vẫn có thể dựa vào những niềm tin
thông thường để đưa ra những phát biểu mang tính chất ngụy biện
tiền đề mâu thuẫn. Một trong những ví dụ kinh điển của loại ngụy
biện này như sau: