NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 19

thuyết trình trước chẳng ưa gì Trung cả. Anh ta “quẳng” vào Ban
giám đốc lời giới thiệu như sau:

- Các anh chị vừa nghe xong năm bài thuyết trình, giờ xin mời

anh Trung trình bày về kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường bằng
những công cụ tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên, trước khi anh Trung
bắt đầu, tôi xin lưu ý rằng anh Trung vừa mới chuyển đến công ty
cách đây 2 tháng và không phải là một người chuyên về lĩnh vực
tiếp thị trực tuyến. Xin mời anh Trung!

Quá đểu! Và bạn sẽ càng thấm thía chuyện này hơn khi bước

chân vào chốn công sở. Bản thân lời giới thiệu đó bao hàm một ngụy
biện rất thường gặp. Suy luận gièm pha. Ngụy biện suy luận gièm
pha
hoạt động theo cơ chế rất “tiết kiệm chất xám.” Thay vì phí
sức tranh cãi với những lập luận của đối phương, bạn cứ việc tập
trung tấn công vào chính người đưa ra lập luận đó.

Ngụy biện Suy luận gièm pha được thực hiện qua hai bước. Bước

thứ nhất đòi hỏi bạn tấn công một tính cách, đặc điểm, hoàn cảnh
xuất thân hay một hành vi nào đó của đối thủ. Sau khi tấn công
thành công, bạn sử dụng thành công đó như bằng chứng chứng minh
lập luận của đối thủ là sai.

Ngụy biện Suy luận gièm pha từ xa xưa đã được các triết gia Hy

Lạp phân loại và đặt cho tên gọi “Ad Hominem” (tiếng Latin có
nghĩa là “tấn công người nói”). Nó là một nhánh lớn trong gia đình
ngụy biện. Nhánh ngụy biện này gồm nhiều ngụy biện nhỏ khác
được phân chia theo cách thức người sử dụng ngụy biện tấn công vào
đối thủ. Ngụy biện này phát huy hiệu quả tốt nhất với những đối
thủ cảm tính. Những người này ngay cả khi sở hữu khả năng tư duy lý
trí tuyệt vời cũng thường mắc phải lỗi “cả giận mất khôn” khi gặp
phải những vấn đề liên quan đến cảm tính hoặc tự ái bản thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.