Zidane, Viera, Thuram, Trezeguet hay danh thủ lúc đó đang khoác áo
câu lạc bộ tại giải ngoại hạng Anh Arsenal – Thierry Henry. Tôi nhớ
trước khi giải đấu diễn ra, một người bạn của tôi đã từng tuyên bố
quả quyết rằng tuyển Pháp sẽ vượt qua vòng đấu bảng ở vị trí dẫn
đầu vì họ sở hữu những cầu thủ mạnh nhất. Tất nhiên, những
người yêu thích và nghiên cứu sâu sắc về bóng đá đều biết rằng
tập hợp của những cầu thủ mạnh nhất không làm nên một tập thể
mạnh nhất.
Phát biểu của người bạn tôi chính là một ngụy biện tổng thể. Ngụy
biện này lập luận rằng đặc tính của một trong những cá thể trong
nhóm cũng là đặc tính của cả nhóm. Trong trường hợp của tuyển
Pháp ở World Cup 2002, tài năng của các cầu thủ Pháp như Henry,
Zidane, Thuram dễ dàng khiến cho rất nhiều người mặc định
tuyển Pháp là một đội tuyển mạnh. Ngụy biện tổng thể cũng áp dụng
tương tự với những trường hợp kết luận rằng một phần của một cá
thể nào đó mang đặc tính A, do đó toàn bộ cá thể cũng mang đặc tính
A.
Ngụy biện tổng thể hoạt động dựa trên nền tảng tâm lý học. Hiệu
ứ
ng tâm lý mà tôi đang nhắc tới lần đầu được nhà tâm lý học
người Mỹ Edward Thorndike trình bày và đặt cho tên gọi “Halo
effect” (Halo trong tiếng Anh chỉ những chiếc vòng thánh trên
đầu các thiên thần.) Hiệu ứng này hoạt động theo nguyên tắc như
sau: ấn tượng của bạn về một người có thể tạo ra định kiến tổng
thể của bạn về người đó. Chẳng hạn, chúng ta thường xuyên nghĩ
rằng những sinh viên từng học giỏi sẽ là những nhân viên tốt. Với
cánh đàn ông, nhan sắc của các cô nàng xinh đẹp tạo ra ấn tượng
rất mạnh che mờ tất cả những đặc tính không đẹp khác mà các
nàng đang sở hữu.
Ngụy biện tổng thể là một lập luận sai vì một cá thể hay một phần
của nhóm không mang tính đại diện cho cả nhóm. Do đó, những đặc