Câu hỏi này nếu trả lời đúng thì phải là “còn” hoặc “không”. Tuy
nhiên, dù người kia có trả lời thế nào thì cũng đồng nghĩa với việc
thừa nhận rằng trước đó mình đã có bán những sản phẩm chất
lượng kém cho khách hàng. Đó chính là cái mánh khoé xảo quyệt
trong Ngụy biện câu hỏi phức. Câu hỏi “chơi xấu” trên có thể được
viết lại dưới dạng sau đây.
a. Anh từng thường xuyên bán sản phẩm chất lượng kém cho
khách hàng.
b. Giờ anh còn làm việc đó nữa không?
Khi viết dưới dạng trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng có một
phát biểu được lồng trong câu hỏi và phát biểu này không đi kèm
bằng chứng nào cả. Bằng cách lồng phát biểu giả định rằng người
bán hàng này từng thường xuyên bán sản phẩm kém chất lượng cho
khách hàng vào trong câu hỏi, tôi đã khéo léo khiến anh này phải
thừa nhận phát biểu trên dù trong thực tế tôi chẳng thể đưa ra bằng
chứng nào cho thấy phát biểu đó là có cơ sở cả. Trong tranh luận đời
thường, tôi đã từng va chạm với rất nhiều những ngụy biện kiểu này
và thường mọi người hay gọi chúng bằng cái tên phổ thông là “rào
trước.”
Ngụy biện câu hỏi phức không chỉ nhằm mục đích nói sai để
giành thắng lợi trong một vài phát biểu nào đó. Nó còn có thể được
sử dụng để khai thác thông tin rất hiệu quả. Bộ não con người chia ra
làm hai bán cầu, một bên lưu giữ ký ức và một bên nhận chức năng
sáng tạo. Khi nói dối, bộ não chúng ta phải làm việc căng thẳng hơn
và nếu không trải qua tập luyện, khi gặp phải một tình huống khó
khăn, người nói dối thường mắc sai lầm. Ví dụ, một trong những
nhân viên trong bộ phận của tôi thường hay lơ đãng khi làm việc. Một
lần tôi biết nhân viên này đang ngồi xem những website giải trí dù
rằng công việc tôi giao vẫn chưa làm xong. Tôi có thể đến và hỏi: