NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 63

c. Tuy nhiên, nếu “mọi quy luật đều có ngoại lệ” có ngoại lệ

nghĩa là “có một quy luật nào đó không có ngoại lệ”. (quy luật 2).

d. Từ đó, quy luật 1 và 2 mâu thuẫn nhau.

Ngụy biện tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu có tên gọi ngụy biện

Thủ tiêu ngoại lệ. Ngụy biện này áp dụng quy tắc chung lên một
trường hợp cụ thể nào đó nằm ngoài phạm vi bao trùm của quy tắc
đó. Nói đơn giản hơn, khi bạn xem các quy tắc như những thứ bao
trùm tổng thể vũ trụ này mà không có một ngoại lệ nào là bạn đã
phạm phải ngụy biện Thủ tiêu ngoại lệ. Chẳng hạn nếu tôi nói, “ông
bà ta có câu, trâu buộc ghét trâu ăn cỏ, anh thấy tôi học giỏi hơn anh
nên anh ghen tị với tôi chứ gì.” Phát biểu đó của tôi là một ngụy biện
Thủ tiêu ngoại lệ
vì không phải lúc nào “ông bà ta nói” cũng đúng,
không phải tất cả mọi người đều ghen ghét trước khả năng của tôi.
Một ví dụ khác của ngụy biện Thủ tiêu ngoại lệ như sau:

Trẻ em cần ăn nhiều để chóng lớn.

(Phát biểu trên đúng nhưng không phải trong trường hợp của

những đứa trẻ bị béo phì hay dư chất.)

Thông thường khi áp dụng những quy tắc hay quy luật, chúng ta

có thói quen đơn giản hoá. Lý do cho hành động này là nếu chúng ta
cứ phải tìm kiếm và nghiên cứu tất cả những ngoại lệ trên thế giới
trước khi đưa ra một phát biểu thì có lẽ sẽ chẳng phát biểu nào được
đưa ra. Chúng ta chấp nhận mình sẽ mắc sai lầm trong khi nói.
Tuy nhiên đối với một số người, những phát biểu về quy luật sẽ đi
kèm với câu “tất nhiên mọi thứ đều có ngoại lệ”. Với những người
khác, họ thường khẳng định quy luật một cách tuyệt đối hoặc đơn
giản hoá nó để có một ngụy biện đẹp mắt.

các vòng chung kết bóng đá như World Cup hay Euro với các

trận đấu diễn ra vào ban đêm hay rạng sáng, khu vực nhà tôi thường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.