NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 72

(Kiểu suy luận diễn dịch này còn có tên gọi thông dụng là “Tam

đoạn luận”.)

Trong suy luận diễn dịch, quy luật hoán vị cho phép hoán đổi vị trí

giữa chủ ngữ và vị ngữ trong phát biểu. Tuy nhiên, nguyên tắc này
không áp dụng cho tất cả những dạng phát biểu mà chỉ đúng với hai
dạng sau đây.

Dạng #1:

a. Không A là B.

b. Do đó, không B là A.

Ví dụ:

Không kẻ nào ngờ nghệch mà trở thành ông chủ.

Do đó, không ai trở thành chủ mà ngờ nghệch.

Dạng #2:

a. Vài A là B.

b. Do đó, B là A.

Ví dụ:

Vài kẻ ngờ nghệch mà vẫn trở thành ông chủ.

Do đó, vài ông chủ là những kẻ ngờ nghệch.

Như đã nói ở trên, cách thức sử dụng hoán vị trong phép suy luận

diễn dịch không đúng với mọi trường hợp. Sử dụng quy luật hoán vị
không chính xác là đã phạm phải ngụy biện. Do vậy, ngụy biện mà tôi
muốn trình bày ở đây có tên là Hoán vị dối. Ngụy biện này sử dụng
quy luật hoán vị trong suy luận diễn dịch một cách sai lầm, từ đó dẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.