NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 83

Kết luận về điện thoại này có thể đúng hoặc sai. Tôi không bình

luận về tính đúng sai của nó ở đây. Xét về góc độ lập luận, đưa ra
một tuyên bố như trên nghĩa là bạn đã phạm ngụy biện vì người phát
biểu chẳng làm gì ngoài việc đưa ra kết luận đi sau cụm từ “trẻ con
cũng biết”. Không hề có bất cứ tiền đề nào hỗ trợ cho kết luận
trong lập luận trên.

Trẻ con cũng biết là một cách ngụy biện tương tự với những ngụy

biện sử dụng quyền lực đám đông. Tuy nhiên, cái khác biệt ở đây
nằm ở chỗ chúng ta sử dụng đối tượng “trẻ con” – nhóm đối tượng
có giá trị lợi dụng cao vì chúng tạo ra sự xấu hổ ê chề hơn rất
nhiều. Khi gặp phải ngụy biện này, chúng ta thường phản ứng theo
những cách sau:

Phản ứng #1:

Im lặng, gật gù đồng ý, tỏ vẻ hiểu biết (vì không muốn mất

mặt.)

Phản ứng #2:

Trả lời lại kiểu như “Tôi chưa hề nghe qua chuyện này/ đó bao

giờ” thì sẽ mắc vào cái bẫy của người phạm ngụy biện. Nếu phản

ng theo cách này, rất nhanh chóng người phạm ngụy biện sẽ tung

ra Ngụy biện công kích cá nhân và hình ảnh của người đối thủ kia
trong cuộc tranh luận cũng tan tành theo mây khói. Ví dụ:

Người phạm ngụy biện: “Ngay cả trẻ con cũng biết một trận đấu

bóng đá có tổng cộng 3 trọng tài.”

Đối thủ: “Tôi chưa nghe chuyện đó bao giờ.”

Người phạm ngụy biện: “Cả chuyện con nít cũng biết mà anh

không biết à? Cho nên tôi nghĩ tranh luận với anh chỉ tốn hơi.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.