Ngụy biện lòng trắc ẩn cố gắng tạo ra sự đồng cảm hay
thương hại ở người nghe thay vì đưa ra những chứng cứ hỗ trợ hợp lý.
Chẳng hạn, tôi sẽ phạm phải Ngụy biện Lòng trắc ẩn nếu phát biểu
như sau trong buổi đàm phán lương bổng với nhà tuyển dụng:
Ông nội tôi đang bị bệnh nặng lắm, có nguy cơ không qua khỏi.
Nhà tôi lại còn mẹ già và hai đứa con nhỏ. Một mình tôi phải làm việc
nuôi cả nhà. Nếu không được nhận vào làm, gia đình tôi sẽ rất khó
khăn.
Ở
ví dụ này chuyện đời sống của tôi có khó khăn hay không
không phải một lý lẽ liên quan. Thông thường việc làm phải được xác
định dựa trên năng lực, kinh nghiệm làm việc chứ không phải dựa
trên lòng thương hại của người khác.
Ngụy biện Lòng trắc ẩn thực ra là một nhánh lớn của Ngụy biện
cảm tính. Tôi xếp ngụy biện này thành một phần riêng vì nó rất
phổ biến trong thực tiễn đời sống chúng ta. Ngụy biện này được sử
dụng rộng rãi trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn, khi con
mình làm điều gì sai, các bà mẹ thường đưa ra lý lẽ: Có sướng mà
không biết hưởng, ngoài kia còn biết bao bạn nhỏ bằng tuổi khó
khăn hơn con nhiều. Lời ca thán đó là một ngụy biện lòng trắc ẩn.
(Và ngụy biện này hiệu quả hơn nhiều so với việc bà mẹ ngồi giải
thích về những lợi hại gần xa gây ra từ việc làm của đứa trẻ.) Quảng
cáo tất nhiên là một hoạt động sử dụng nhiều ngụy biện nhất mà
tôi từng biết. Bạn sẽ bắt gặp ngụy biện lòng trắc ẩn ở những quảng
cáo kiểu như “hãy mua sản phẩm của chúng tôi vì mỗi sản phẩm bạn
mua sẽ đóng góp vào quỹ từ thiện ABC dành cho những đối tượng
XYZ rất khó khăn.”
Ngụy biện này phát huy hiệu quả tốt nhất với những người cảm
tính. Thường thì những phát biểu khoa học khó có thể bị bóp méo
được. Chẳng hạn “mặt trời mọc ở đằng Đông” là một sự thật mà ngay