toanh nào đó vào và hoàn toàn đưa cuộc tranh luận ra khỏi chủ đề A.
Ví dụ:
Nữ: Hôm qua anh đi đâu tận 2 giờ sáng mới về tới nhà?
Nam: Hôm nay nhìn em xinh thế.
Nữ: (sung sướng)
Trong ví dụ này, người nam thay vì trả lời vào chủ đề mà người nữ
gợi ra lại sử dụng một chủ đề khác để đánh lạc hướng người nữ.
Tôi nghĩ chẳng cần phải giải thích nhiều bạn cũng hiểu vì sao
Đánh lạc hướng là một ngụy biện. Hành động đơn thuần thay đổi
chủ đề sẽ không tạo thành một lập luận hợp lý. Ngụy biện Đánh lạc
hướng thường xuyên xuất hiện ở hai trường hợp: những người có tư
duy logic không chặt chẽ và những người đang ở thế cùng đường
trong cuộc tranh luận. Với những người có tư duy logic không chặt
chẽ, họ thường xuyên lâm vào tình trạng lạc đề. Những người này
thường không chủ ý lừa dối bạn mà chỉ là họ thường không xác định
được rõ chủ đề là gì và những gì được xem là liên quan đến chủ đề.
Những người đang ở thế yếu trong cuộc tranh luận hoàn toàn là
những ông chủ của ngụy biện này. Họ tung ra những cú đòn đánh lạc
hướng để xoá bỏ toàn bộ công sức của đối thủ và cứu bản thân mình
khỏi một thất bại trông thấy. Trong thực tế, chúng ta thường hay
gọi hành động sử dụng ngụy biện này là “đánh trống lảng.”
Ngụy biện Đánh lạc hướng đặc biệt phát huy hiệu quả nếu chủ
đề mới liên quan đến chủ đề ban đầu. Chủ đề mới càng liên
quan đến chủ đề ban đầu thì chúng ta càng khó phát hiện ra sự có
mặt của ngụy biện này. Tôi xin đưa ra hai ví dụ, một dễ một khó để
bạn nhìn nhận rõ hơn về ngụy biện này.
Ví dụ #1: