NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 98

Chờ đợi là hạnh phúc.

Do đó, sống là không hạnh phúc.

Hai phát biểu “Sống là không chờ đợi” và “Chờ đợi là hạnh phúc”

được phát biểu trong hai hoàn cảnh khác nhau và vì thế từ “chờ đợi”
trong hai phát biểu đó mang hai nghĩa khác nhau. Bằng cách lợi
dụng sự lập lờ trong ngữ nghĩa, người sử dụng ngụy biện có thể qua
mặt đối thủ của mình (và cả chúng ta).

Lối nói lập lờ là một ngụy biện vì thông qua sử dụng một từ mang

hai nghĩa khác nhau, người phạm ngụy biện khiến đối thủ lầm
tưởng về tính đúng đắn của ngụy biện. Như ở ví dụ về “chờ đợi” và
“hạnh phúc” ở trên, nếu không phải do kết luận sai quá rõ ràng,
chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã bị mắc lừa.

Lối nói lập lờ đôi khi rất dễ phát hiện nhưng đôi khi cũng rất

tinh xảo quỷ quyệt. Với những kết luận sai rành rành như ở ví dụ bên
trên thì quá dễ nhận ra. Tuy nhiên với những ngụy biện ít rõ ràng
hơn, sẽ rất khó để nhận ra như trường hợp dưới đây.

Bệnh nhân bị bệnh nặng. Và nặng nề thì khó di chuyển. Do đó

căn bệnh nặng nề khiến bệnh nhân khó di chuyển.

(Trong ví dụ này, nếu chúng ta chỉ nghe kết luận “căn bệnh nặng

nề khiến bệnh nhân khó di chuyển” chắc chúng ta cũng tin nó là
thật.)

Lối nói lập lờ là “khẩu quyết” yêu thích của các chính trị gia.

Chính trị theo cách nhìn nào đó là sự điều hoà các mối quan hệ
khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta chẳng thể làm
hài lòng tất cả mọi người. Nếu chính phủ đồng ý tăng lương cơ bản
hay nâng cao các chế độ cho người lao động sẽ làm phật lòng giới
doanh nghiệp. Nếu chính phủ giảm thuế nhập khẩu ô tô sẽ khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.