Với sự trầm tĩnh siêu phàm, Đức Phật Thích Ca trả lời “Hỡi người trẻ
tuổi, quả đúng như vậy, ta sống rất hạnh phúc. Ta là một trong những người
sống hạnh phúc ở thế gian này”.
Suốt nhiều năm lang thang đây đó, thu được biết bao kinh nghiệm khác
nhau, Đức Phật đã đạt được sự thanh khiết vĩ đại của tâm hồn và lòng tin to
lớn vào chủ đích cứu rỗi chúng sinh của Phật.
Đối với các giáo sĩ Bà La Môn và các giáo phái khác, Đức Phật hay tổ
chức các cuộc tranh luận và không bao giờ sợ bị đánh bại trong khi tranh
luận, Đức Phật tuyên bố “Trong cuộc tranh luận với bất cứ ai, tôi có thể bị
dồn vào những vấn đề rắc rối khó khăn, nhưng điều đó không thể có được,
và chính vì tôi biết rằng không bao giờ việc đó có thể xảy ra nên tôi giữ im
lặng và tin tưởng”.
Đức Phật đã thu thập được một phương pháp giảng dạy quần chúng và
riêng những người bình dân, Đức Phật thường dùng tục ngữ và các bài thơ
ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua không kể lại câu chuyện anh
chàng nông dân Bhardwaja, đã bảo Đức Phật đừng lười biếng mà phải làm
việc như anh ta để tự kiếm lấy miếng ăn. Đức Phật trả lời cho anh ta biết
Phật cũng là một nông dân, và tạo được cho ông bằng chính sự cày cấy và
trồng trọt. Anh chàng nông dân rất ngạc nhiên vì Đức Phật có bao giờ làm
chủ một miếng ruộng nào đâu?
Đức Phật nói “Đức tin chính là hạt giống của ta, sự suy tư của ta là mưa,
tâm trí ta là chiếc ách bằng da trên cổ trâu bò, và sự siêng năng của ta là
chiếc roi chăn trâu bò. Gìn giữ cơ thể, lời nói và trí óc, hạn chế ăn uống,
cùng với chân lý mà ta đã tìm ra và sự cứu rỗi chúng sinh là bổn phận mà ta
đã khẳng định. Năng lực ta cũng giống như chiếc ách đeo vào cổ cho trâu
bò, đưa ta đến sự an lành tuyệt đỉnh của cõi Niết Bàn. Nó đưa ta đến nơi
không còn sự khổ nữa. Đó là sự cày cấy trồng trọt của ta và công việc đó
cho ta quả bất tử”.
Cũng giống như thế, đối với người mẹ bị cuồng trí sau cái chết của đứa
con yêu quý, Phật Thích Ca đã giảng một bài về sự không thể tránh được