đã áp dụng phương pháp suy tưởng của kẻ vô thần này để biến chế những
hệ thống thần học của họ.
Những công việc làm của Aristotle, có thể viết lại thành cả một bộ sách
tham khảo về triết học. Trong quyển Organon, ông đã đặt ra các định luật
về Luân lý, và cuộc khảo sát về lý luận cũng như suy tưởng đã vạch ra
đường lối cho hậu thế. Quyển Tu từ học (Rhetoric) của ông là một tác phẩm
đặt căn bản trên nghệ thuật khuyến dụ lòng tin của người khác, sự sáng tạo
không ngừng của bộ óc ông, kiến thức vĩ đại và sự suy tư sắc bén đã được
trình bày trong quyển Vật lý học (Physics), Siêu hình học (Metaphysics) và
Các chủ đề (Tepies). Trong bản văn Linh hồn, ông đi vào thế giới của sinh
vật học và tâm lý học, trong khi quyển Thi ca có nhiều ảnh hưởng hơn tất
cả các tác phẩm phê bình văn chương kịch nghệ. Nhưng hai tác phẩm có
giá trị và ảnh hưởng sâu xa nhất ở trời Tây là Đạo đức học (Ethics) và
Chính trị học. Những hệ thống mà ông đề xướng ra là những khuôn vàng
thước ngọc cho các chính khách và triết gia cả thời Trung Cổ lẫn hiện đại.
Không có một cơ quan suy tưởng nào của con người mà không chịu ảnh
hưởng sự giáo huấn mà Aristotle đã khai sáng.
Cuộc đời của ông là cả một câu chuyện hoang đường và ít biết tài liệu
nhiều về ông.
Ông hãy còn là một thí dụ điển hình nhất, tượng trưng cho một thiên tài
vượt không gian và thời gian với một bẩm chất thuộc vào hàng bất diệt của
những vĩ nhân.
D’Arcy Thompson viết “Cho nên trải qua trên hai ngàn năm, trên khắp
hoàn cầu, người ta vẫn còn tìm đến Aristotle, để học hỏi những sự giáo
huấn chỉ dẫn trong nhiều môn học. Bất cứ nơi nào, dù có ông hay không có
ông, ảnh hưởng của ông vẫn còn tồn tại, ngay cả giống dân Moore và Ả
Rập ngày nay, cũng tìm ở ông một người thầy khả kính; một bậc thánh sư
của sự thật bất diệt, đã nói về giấc ngủ và giấc mơ, tuổi trẻ và tuổi già; sự
sống và sự chết, của thời đại và sự suy đồi, của sự tăng trưởng và tàn tạ;
hơn nữa, ông còn là người hướng đạo trong công cuộc khám phá thiên
nhiên, thế giới của tinh thần và là nhà tiên tri các việc làm của Thượng Đế.