"Hầu như tất cả các loài ong kí sinh đều như vậy."
"Cậu nói gì?"
"Ong kí sinh cũng chính là loài kí sinh thức ăn. Để có thể trưởng thành
thì phải tìm một con mồi... cũng chính là vật chủ, hơn nữa, chúng còn từng
bước xâm chiếm vật chủ."
(Thường là các loài kiểu ong có nọc như tò vò, đốt các động vật khác
để làm con mồi tê liệt hoặc chết nhưng không bị phân hủy. Sau đó con mồi
được đưa về tổ để làm thức ăn dần cho ấu trùng)
"Vật chủ như thế nào? Cậu nói cụ thể xem."
"Có rất nhiều. Con ngài, bướm, ấu trùng kiến, trái cây... hình như có
một loài ong cự đẻ trứng trên ấu trùng của ong bắp cày, rồi xem đó là vật
chủ."
(Tên khoa học là Ichneumonidae. Đây là một trong những họ ong lớn
nhất của lớp côn trùng, hiện diện hầu như khắp nơi. Ong cự có thể tấn công
nhiều loại vật chủ, phần lớn các loài thuộc nhóm nội kí sinh trên ấu trùng
hoặc sâu non của côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy và Cánh cứng.
Ong bắp cày là tên thông dụng của một nhóm các loài tò vò. Nhiều
loài ong bắp cày có kích thước lên tới 5,5 cm)
"Ong cũng kí sinh trên ong sao?"
"Chưa hết, còn một loài ong cự khác cũng đến đẻ trứng trên ấu trùng
của chính ong bắp cày này, và ấu trùng của nó sẽ ăn luôn ấu trùng của hai
loài trước."
"Đồng loại tàn sát lẫn nhau? Thật kinh khủng. Tôi tưởng chỉ có con
người mới như vậy. Sau đó thì sao?"