về Nhật Bản, mãi mãi coi nó là kỷ vật tưởng niệm cha tôi. Nhưng rồi, các vụ
án mạng ghê rợn liên tiếp xảy ra, và mỗi khi nhìn ánh mắt bi ai của Quan
Kiện nhớ về cô Hoàng Thi Di, tôi lại nhớ đến di chúc của cha tôi – một bức
ảnh chụp “Huỳnh hỏa trùng tương vọng”, và một mảnh giấy chỉ viết câu
thánh ngữ của Trung Quốc “Bất phá bất lập”
Mọi người đều lặng lẽ nghe và đều hiểu ý nghĩa của bốn chữ “Bất phá
bất lập”. Ai cũng hiểu ông Yamashita Yuuzi đã làm điều gì: ông đã đập vỡ
tác phẩm vô giá “Huỳnh hỏa trùng tương vọng”.
Lẫn trong đám đất của chậu cây cảnh còn có một cái túi nilon dán kín.
Ông Yamashita nói: “Trong cái túi này có câu chuyện mà tôi đã kể, và có đủ
mọi chi tiết tường tận về cái căn cứ thí nghiệm trong lòng đất – một đoạn
lịch sử bẩn thỉu ác độc”.
* * *
Quan Kiện và mọi người đã báo cáo với Ba Du Sinh các sự việc xảy ra
trong vài giờ vừa qua, cảnh sát hệ thống hóa các lời khai của Kurumada và
Inouse Hitoshi cùng các tình tiết khác, đã có thể hiểu khá đầy đủ về vụ giết
người cướp tác phẩm gốm sứ cách đây năm năm và các vụ án mạng mổ
phanh thây xảy ra gần đây.
* * *
Khi Yamashita Tsuneteru không chịu đựng nổi áp lực nữa, thoái ngũ
trước thời hạn, ông đã từng đúng dưới quân kỳ tuyên thệ với thiên hoàng
vĩnh viễn giữ bí mật về bộ đội mang bí số 429. Ông đã giữ được lời hứa,
nhưng xã hội luôn vận động, tâm trạng ông ngày càng thấy oán trách cuộc
chiến tranh vô nhân đạo và cái chương trình thí nghiệm không còn nhân tính
ấy, ông mong cái bí mật về “bộ đội bí số 429” được đưa ra ánh sáng.
Nếu tự mình nói ra, thì không chỉ là làm trái lời thề mà còn bị tổ chức
ngầm của chủ nghĩa quân phiệt hại ông tan cửa nát nhà, tiêu vong.
Cho nên, ông đã nhét cuốn sổ ghi chép vào trong lòng “Huỳnh hỏa
trùng tương vọng” – tác phẩm gốm sứ tưởng niệm Hà Linh Tử và các linh
hồn bơ vơ trong cuộc chiến tranh ấy. Ông dự định, trước khi chết ông sẽ nói