mảnh hình để ghép nữa? Bạn có cảm thấy cụt hứng bởi vì bạn không nhanh
bằng những người quanh bạn? Bạn có thầm nói “Việc gì phải cố?”
Khi bạn bị nhìn nhận như một “đứa phá quấy”, bạn có cảm thấy cố hết sức để
bảo đảm không bị đuổi bứng đi? Bạn có cảm thấy mình bị từ chối, bị tẩy chay và
thất bại? Hay bạn thấy giận dữ – như thể bạn muốn xới tung cả bức tranh ghép
hình lên và quay lưng bỏ đi?
Khi bạn được nhìn nhận là đáng yêu và có khả năng, bạn có cảm thấy như
mình cư xử theo cách đáng yêu và giỏi giang? Nếu bạn ghép sai vài mảnh, bạn
sẽ bỏ cuộc luôn hay bạn sẽ tự nhắc mình cố làm lại?
Bất luận phản ứng của bạn là gì, có thể kết luận chắc chắn rằng cách cha mẹ
nhìn nhận con cái có thể tác động đến không chỉ cách chúng nghĩ về bản thân
chúng mà có cả cách chúng cư xử.
Nhưng ngộ nhỡ một đứa trẻ đã bị quẳng vào một vai trò rồi – dù là vai trò gì
chăng nữa – điều đó có nghĩa là nó sẽ đóng vai trò đó suốt cuộc đời nó? Nó có
bị kẹt cứng với vai trò đó hay nó được tự do trở thành những gì nó có khả năng
trở thành?
Trong những trang tiếp theo bạn sẽ thấy sáu kỹ năng cho phụ huynh có thể
sử dụng nhằm giải phóng con cái họ khỏi phải đóng một vai trò.
Để giải phóng trẻ khỏi một vai trò.
1. Tìm cơ hội chỉ cho trẻ một bức tranh mới về bản thân chúng.
2. Đặt trẻ vào những tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi.
3. Cố ý cho trẻ vô tình nghe thấy bạn nói gì đó tích cực về chúng.
4. Lập khuôn mẫu những hành vi mà bạn muốn thấy ở chúng.
5. Là kho chứa những khoảnh khắc đặc biệt của con bạn.