Chương 7. Ghen tỵ:
Bi kịch truyền thống
Sự ghen tỵ giữa anh chị em ruột có một truyền thống xa xưa và đầy bi kịch.
Vụ giết người đầu tiên được ghi nhận trong Kinh Cựu Ước là việc Cain giết
chết anh trai mình, Abel. Động cơ của việc giết người là sự ganh đua giữa hai
anh em. Jacob chỉ thoát chết dưới bàn tay anh trai mình là Esau khi buộc phải
rời khỏi quê nhà và lẩn trốn ở nước ngoài. Những người con trai của Jacob đã
quá ghen tỵ với cậu em trai Joseph của mình đến nỗi đẩy em vào một cái hầm
trước khi thay đổi bản án tử hình, biến em thành nô lệ và bán cho một đoàn lái
buôn qua sa mạc.
Vậy Kinh Thánh nói với chúng ta điều gì về bản chất và nguồn gốc của sự
ghen tỵ? Trong mỗi câu chuyện ở trên, sự ghen tỵ được khơi mào do cha mẹ
thể hiện sự thiên vị với một đứa trẻ so với những đứa trẻ khác. Cain đã giết
em mình khi Thiên Chúa yêu thích món quà của người em chứ không phải
của cậu ta. Esau trở nên ghen tỵ bởi mẹ anh đã đối xử thiên vị với người em
trai Jacob, giúp cậu bé nhận phước lành từ cha. Còn Joseph bị các anh trai
ganh ghét vì được cha yêu quý nhất; cậu được cha tặng cho “chiếc áo khoác
đầy màu sắc” và không hề bị phạt khi khoe khoang về nó một cách trơ tráo.
Những câu chuyện về sự ghen ghét và trả thù trong Kinh Thánh cho thấy sự
ghen tỵ là vấn đề của cha mẹ và con cái từ thời cổ đại. Tuy nhiên, ngày nay
các bậc cha mẹ có thể học cách làm giảm cảm xúc tiêu cực này ở con cái
mình.
Những sự kiện không mấy vui vẻ: Con bị bắt phải có em
Ngược lại với cha mẹ, con cái không hề nghi ngờ gì về sự ghen tỵ trong gia
đình. Chúng biết điều đó nghĩa là gì và có tác động ra sao. Dù có được chuẩn
bị kỹ càng đến thế nào thì trẻ vẫn thấy đố kỵ và tổn thương trước sự xuất hiện
của một em bé. Không lời nào có thể an ủi được diễn viên chính khi phải chấp
nhận chia sẻ vị trí ngôi sao của mình với người mới nổi. Đố kỵ, ghen ghét và
136