con còn có thể nghĩ rằng: ‘Mẹ không yêu mình nữa, mẹ chỉ yêu em bé thôi.’
Khi con cảm thấy như vậy, hãy đến và nói với mẹ, mẹ sẽ yêu con nhiều hơn
và như vậy con sẽ không phải lo lắng nữa. Con sẽ hiểu rằng mẹ yêu con.”
Nhiều bậc cha mẹ ngần ngại sử dụng phương pháp này. Họ lo sợ sẽ gieo rắc
những ý tưởng “nguy hiểm” vào đầu con trẻ. Nhưng chắc chắn rằng những ý
tưởng đó không hề mới đối với chúng. Lời nói của chúng ta chỉ nên thể hiện
sự cảm thông trước cảm xúc thực sự của trẻ. Nó giúp trẻ tránh xa những hành
động tội lỗi và khơi gợi tình cảm thân thiết cũng như sự bày tỏ thành thực.
Chắc chắn là trẻ sẽ cảm thấy bực tức và oán giận em bé, nên tốt nhất là hãy để
trẻ thoải mái bày tỏ nỗi khổ của mình với cha mẹ, còn hơn là phải khổ sở
trong im lặng.
Thể hiện sự ghen tỵ: Lời nói tốt hơn hành động
Câu chuyện sau đây minh họa cách người mẹ giúp đỡ cậu con trai Jordan, 3
tuổi, của mình bày tỏ cảm xúc khó chịu về sự xuất hiện của em bé. Ba tuần
nữa là đến ngày mẹ dự sinh. Vậy mà một hôm Jordan bỗng bật khóc:
JORDAN: Con không muốn có em bé trong nhà đâu. Con không muốn mẹ và
bố chơi với em và yêu em.
MẸ: Con buồn vì sắp có em bé. Con ước gì nhà mình sẽ không có em bé nào
cả phải không?
JORDAN: Vâng, con chỉ muốn mẹ, bố và Jordan thôi.
MẸ: Chỉ nghĩ đến em bé thôi mà con đã giận dữ rồi à?
JORDAN: Vâng, em sẽ lấy hết đồ chơi của con.
MẸ: Thậm chí con còn hơi sợ nữa.
JORDAN: Vâng.
MẸ: Con nghĩ mẹ và bố không còn yêu con nhiều và cũng sẽ không có nhiều
thời gian cho con nữa.
JORDAN: Vâng.
MẸ: Ôi Jordan, hãy nhớ rằng con sẽ luôn là Jordan duy nhất của bố mẹ và
139