thần kinh. Nóng vội còn khiến cho chúng ta thiếu đi cảm giác hạnh phúc,
thiếu đi niềm vui, quá tính toán thiệt hơn. Nếu không thể khắc phục chúng
thật hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thành tựu công
việc.
Trên đời có rất nhiều người thông minh nhưng lại vội vàng, người vội
vàng trong thời gian ngắn có lẽ có thể đạt được một chút thành tích, nhưng
rất khó làm nên nghiệp lớn.
Tôi nghe một người đàn ông bận rộn cả nửa đời người nói về nỗi buồn
khổ của mình: “Nhìn người khác có nhà, có xe, có tiền, tôi vất vả nửa đời
người, mà chẳng có gì hết. Tôi bây giờ tuổi tác đã cao, lại không có kỹ
thuật, cả đời cứ thế đi tong.”
Tại sao sống qua nửa đời người mà ngay đến tay nghề cũng không học
được? Chúng ta có thể không xuất sắc, cuộc sống có thể thanh đạm, nhưng
một người bình thường mà ngay đến tay nghề cũng không học được, là lỗi
của ai? Thử hỏi, bao nhiêu thanh thiếu niên vội vàng còn chưa học tay nghề
cho vững đã nghĩ đến bước phát tài rồi? Một nghiên cứu sinh đọc sách
nhiều năm, than vãn thu nhập của mình không bằng nông dân, người như
vậy cho dù học đến tiến sĩ cũng không có thành tựu lớn, bởi vì anh ta quá
nóng vội, không hỏi bản thân làm được những việc gì, muốn đạt thành tựu
gì, chỉ tính toán thu nhập của bản thân thôi.
Có hai chàng trai ngày nào cũng lên núi đốn củi kiếm tiền mua thuốc
để chữa bệnh cho mẹ. Một vị thần tiên cảm động trước lòng hiếu thảo của
hai anh em, bèn cho họ một bài thuốc bí truyền, dùng lúa mạch tháng 4, cao
lương tháng 8, thóc gạo tháng 9, hạt đậu tháng 10, tuyết trắng tháng chạp,
đặt trong một cái hũ lớn làm từ bùn ngàn năm rồi bịt kín bảy bảy bốn mươi
chín ngày, chờ gà gáy 3 tiếng thì lấy ra chắt lấy nước bán lấy tiền. Hai anh
em làm theo cách của thần tiên. Khó khăn lắm mới chờ được đến ngày mở