“C
Chịu thiệt là phúc
Thời xưa có một hiền nhân lúc lâm chung đã để lại di huấn cho con cháu:
“Không có câu nào khác, các con chỉ cần học cách chịu thiệt.”
Đại sư Hoằng Nhất - “Tuyển tập cách ngôn”
hịu thiệt” chính là bỏ đi ý nghĩ tranh lợi, không tranh lợi chính là
buông bỏ phiền não. Cho nên người chấp nhận chịu thiệt, lấy việc
chịu thiệt là niềm vui, đều khá vui vẻ. Nếu như một người có thể dùng sự
chịu thiệt bên ngoài đổi lấy sự yên ổn trong tâm hồn, thì chắc chắn sẽ nhận
được niềm hạnh phúc của cuộc sống.
Đáng tiếc, những người chấp nhận chịu thiệt trong cuộc sống này
không nhiều, ngược lại, người không chịu thiệt, tranh giành từng tí một thì
có ở khắp nơi, có người chịu thiệt thì sẽ có người chiếm lợi. Chúng ta đều
muốn chiếm lợi, đều không muốn chịu thiệt, thế nên ở đời mới lắm bi
kịch trớ trêu, đây cũng trở thành nguyên nhân chủ yếu gây bất hòa trong
các mối quan hệ và khiến cuộc sống của chúng ta không mấy vui vẻ. Vậy
thì, cái lợi của việc “chịu thiệt” ở đâu? Tại sao chúng ta không cảm nhận
được niềm hạnh phúc khi “chịu thiệt”?