Tại sao lại nói như vậy?
“Tôi chỉ mong mình thất bại, bởi vì thất bại và không hoàn hảo mới
làm cho tôi cảm thấy hổ thẹn! Biết mình còn khiếm khuyết, mình tu thiện
chưa đủ, thì tôi mới cố gắng chuyên tâm, cố gắng sửa đổi hướng thiện.
Một người nếu như làm việc hoàn hảo rồi, thì sẽ cảm thấy hài lòng và trở
nên tự phụ kiêu ngạo, sinh ra rất nhiều sai lầm.”
Có lẽ không ai cho rằng cuộc sống của mình là hoàn mỹ, thậm chí đại
sư Hoằng Nhất cũng không ngoại lệ.
Phật nói, thế giới của chúng ta là “thế giới quay tròn”, tất cả sự vật
trong thế giới này đều không trọn vẹn. Do đó, con người phải nhìn vào chỗ
không trọn vẹn của mình, chứ đừng mù quáng theo đuổi sự hoàn hảo.
Nhiều khi, chúng ta không cảm thấy hạnh phúc với những thứ mình có,
ngược lại vì thế mà mất đi rất nhiều thứ tốt đẹp. Chính vì cuộc đời còn
nhiều thiếu sót nên tương lai mới có vô vàn khả năng và bước ngoặt.
Đời nhiều chuyện không hoàn hảo là sự thật chúng ta cần đối mặt và
thừa nhận. Nhưng có thể nhìn từ góc độ khác để xem những điều không
trọn vẹn đó là đẹp đẽ, bởi nếu quá thuận lợi, quá hoàn hảo thì ta sẽ thấy
nhàm chán và không còn trân trọng nó nữa. Có thiếu sót mới thực sự là
cuộc sống!
Nhà thơ người Pháp Yves Bonnefoy nói rất hay: “Trong cuộc sống
không có hoàn hảo, cũng không cần có hoàn hảo.” Chỉ khi hoa tươi héo
tàn, ta mới càng trân trọng sắc hương khi hoa còn nở rộ; cũng chỉ khi bước
trên đường đời đầy bùn đất mới lưu lại dấu chân lận đận long đong.
Tô Đông Pha cũng viết rằng: “Người có lúc vui buồn hợp tan, trăng có
khi tỏ mờ tròn khuyết, từ xưa đã khó vẹn toàn.”
“Trăng đầy lại khuyết, nước đầy sẽ tràn”, sự vật trên thế giới này trái
ngược nhau nhưng cũng bù trừ cho nhau. Tính tất yếu của những thiếu sót