NỮ HOÀNG TỰ DO AI CẬP AHHOTEP - Trang 124

“Làm tốt lắm, Tany”.

Apophis rời cung, khởi kiệu đến đền thờ thần gió Set. Tại nơi đây, Apophis
sẽ ban thánh chỉ, bá quan phải nhất nhất tuân theo.

Nhờ Tany báo tin, Apophis biết người Ai Cập vẫn giữ lề lối cũ và sẽ cần
mất thêm thời gian quét sạch chúng. Người càng giàu có sẽ phân phát càng
nhiều: các pharaoh áp dụng nguyên tắc này cho bá tánh, thậm chí cả với
chính mình. Lòng rộng lượng là nghĩa vụ xã hội và lợi lộc không phải là
mục tiêu của con người. Người giàu có mà thiếu lòng rộng lượng sẽ hủy
hoại thanh danh và đánh mất tất cả những gì mình tưởng đạt được.

Chất lượng hàng sản xuất quan trọng hơn giá cả trên thị trường, và các đền
thờ có nhiệm vụ kiểm tra, đồng thời bảo đảm phân phát lễ vật một cách
công bằng nhằm đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất: liên
kết xã hội.

Theo truyền thống, hết thảy người Ai Cập có tay nghề đều tự tay sản xuất
vật dụng cần thiết và thu lợi nhuận thông qua hệ thống trao đổi hàng hóa,
mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ. Ví dụ, người viết thuê muốn xây nhà có
thể viết thư cho thợ cắt đá để đổi lấy số giờ công nhất định.

Bằng cách này, ở vùng Thượng và Hạ Ai Cập, mỗi người vừa là chủ nợ vừa
là con nợ của nhiều người khác. Pharaoh trông coi việc trao đổi lễ vật.
Người nhận phải có bổn phận cho, cho dù chẳng đáng bao nhiêu và chậm
trễ đi chăng nữa. Nhà vua nhận quá nhiều từ các vị thần linh phải ban phát
sự thịnh vượng cho thần dân trăm họ.

Apophis căm ghét luật của Nữ thần Ma’at. Người Hyksos thấy luật của Nữ
thần Ma’at cản trở việc thao túng quyền lực và tích trữ của cải châu báu.

Khamudi tung hô chủ nhân trước cổng đền thờ thần Set. “Hạ thần đã cho
quân canh phòng cẩn mật để bảo vệ Hoàng thượng”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.