Năm 1951, phi cơ Pháp tập kích tổng hành doanh của quân đội ta
tại thị trấn Lai châu, hai vợ chồng đều thiệt mạng. Tchang-Li là bạn thân
của họ nên bé Nguyệt Hằng được nhận làm con nuôi.
- Cha nàng là thần xạ nên nàng bắn giỏi. Nhưng còn năng khiếu
điệp báo, nàng học của ai?
- Thưa, lớn lên nàng hấp thụ năng khiếu này trong những ngày sống
với thiếu tướng Tchang Li. Tuy nhiên, một phần năng khiếu điệp báo cũng
do mẹ nàng mà ra. Đồng chí Hương là một cốt cán giao liên trong hàng ngũ
Giải phóng quân Trung quốc.
- Tại sao nàng không được kết nạp vào Quốc tế Tình báo Sở trong
thời gian ở Bắc kinh?
- Thưa, hồi ấy, Tình báo Sở còn đang phôi thai. Vả lại, thiếu tướng
Tchang muốn nàng trở thành kỹ sư vật lý học nguyên tử, vì vậy, nàng vào
học trong trường Bách khoa.
- Vì lý do nào Nguyệt Hằng gia nhập KGB?
- Thưa, thiếu tướng Tchang là bạn cố tri của Đại tướng Sêrốp, chỉ
huy trưởng KGB. Nàng thường theo cha nuôi đến thăm gia đình Sêrốp và
được Sêrốp đặc biệt để ý. Sau khi bị tai nạn xe hơi ở ngoại ô Mạc tư khoa,
thiếu tướng Tchang hấp hối suốt đêm trong bệnh viện, và đã gửi gắm
Nguyệt Hằng cho Sêrốp.
- Tại sao Nguyệt Hằng trở về nước?
- Thưa, đồng chí Trần Quốc Hoàn cầm đầu một phái đoàn qua Liên
sô thảo luận về vấn đề an ninh hỗ tương, và gặp nàng trong một buổi tiếp
tân tại diện Cẩm linh. Nàng nói chuyện bằng tiếng Việt với đồng chí Hoàn,
và cho biết là rất nhớ quê hương. Đêm ấy, nàng xin Sêrốp về Hà Nội thăm
nhà, Sêrốp không chấp thuận. Đồng chí Trần Quốc Hoàn phải vật nài cả
đêm, Sêrốp mới chịu.
Tôi được trung ương cử ra để tiếp đón Nguyệt Hằng trong thời gian
nàng ở lại thủ đô Hà Nội. Hết kỳ hạn nghỉ phép, nàng quyết định không trở
lại Liên sô nữa. Với sự đồng ý của tướng Sêrốp, nàng được biệt phái vào
nữ-ban của Smerch.