giặc nước.
Khi Quách A mười sáu tuổi, bố mẹ đều chết. Lo việc tang lễ bố mẹ xong,
Quách A bèn gọt hết tóc. Cả xóm tiếc mái tóc xanh dài, phủ kín lưng của
Quách A, mắng Quách A là nhút nhát. Quách A nói : " Con không giấu sắc
đẹp đâu. Con chào các già, chào dân làng, con đi tu đây ! ". Cả xóm đều
tiếc nhớ và khuyên can Quách A không nghe, bỏ nhà, bỏ xóm, bỏ lưới, bỏ
thuyền mặc áo nâu chít khăn nâu ra đi.
* * *
Đi hết vài tuần trăng, qua nhiều rừng nhiều bến, nhiều xóm nhiều làng,
Quách A tìm về vùng ngã ba Bạch Hạc. Tới một nơi rừng rậm gần sông,
cảnh vật hoang vắng, thấy những dân ở đây cũng đánh cá kiếm củi, cũng
nghèo khổ như bà con quê nhà, với những túp lều trống trải mọc ở bìa rừng,
Quách A bèn nghỉ lại. Nàng hỏi dân làng nơi đây có chùa hay miếu nào
không ? Dân làng đưa Quách A đến một tòa miếu cổ ở sâu trong rừng,
không rõ được dựng lên từ bao giờ. Dân làng nói : " Nơi đây lâu lắm không
có ai ở, mà cũng chẳng ai đi lại, thật là vắng vẻ, vả lại huơu nai vẫn đến, hổ
dữ thường về, ni cô ở đây sao được ? ". Quách A không đi nữa, nói với dân
xin ngả cây dọn lối, ở lại tòa cổ miếu thắp hương niệm Phật. Dân vừa lạ
vừa mừng. Người già và con gái thường đến thăm ni cô.
Ni cô dặn dân làng đừng cho khách qua lại biết miếu có đèn nhang. Dân đã
khổ vì cống nạp phu phen cho giặc, lại khổ vì rừng có cọp dữ, sông có
thuồng luồng, mới đem các nổi khổ đó nói với ni cô. Ni cô Quách A ở lại
đó tu hành, lấy đạo hiệu là Khâu Ni. Khâu Ni tìm thuốc chữa cho người
ốm, niệm Phật cầu cho người mất, dân tin và yêu Khâu Ni. Khâu Ni tập
hợp con trai con gái dạy cách phóng lao, cách đánh giáo, lại dạy múa kiếm
bắn cung, trước nói là để chống thú dữ, sau mới nói chuyện là đuổi giặc.
Trai gái tin theo Khâu Ni được vài chục người. Từ Nhật Chiêu trang nơi
Quách A tu hành tới quê đẻ Quách A đi chưa hết nửa ngày đường, Quách A
giữ mình thật kín không về thăm. Một lần cho người về quê mình, nói