chạy thoát thân.
Đánh đuổi xong giặc ngoài thống trị, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng là
Trưng Vuơng, phong Trưng Nhị là Bình khôi công chúa. Tất cả các tướng
đã theo đuổi giặc cứu nước đều được luận công ban tước. Quách A được
phong là Khâu Ni công chúa, được phong đất Nhật Chiêu làm thực ấp.
Khâu Ni về Nhật Chiêu, lập đồn lũy, dựng dinh trại, treo trống ở miếu, từ
đó miếu có tên là Huyền cổ tự (miếu treo trống).
Khâu Ni mở mang thực ấp, trồng trầu trồng dâu, đắp bờ cấy lúa, được hai
năm thì mất (1).
Chú thích:
1. Nhật Chiêu nơi Khâu Ni tu hành và khởi nghĩa nay là thôn Cựu Ấp xã
Liên Châu huyện Yên Lạc, thời Hậu Lê tên là Nhật Chiêu trang, thời
Nguyễn đổi là Nhật Chiểu. Ở đây có đền thờ Khâu Ni công chúa, còn đạo
sắc phong từ thời Đinh Tiên Hoàng.
Tục truyền rằng khi Đinh Tiên Hoàng đi đánh sứ quân Kiều Công Hãn ở
Phong Châu
� Bạch Hạc, có nghỉ ở Huyền cổ tự, mộng thấy Khâu Ni xuất
hiện đến, xin âm phù và tự, xưng là " Chuyển phàm tử Khâu Ni ". Sau khi
dẹp xong các sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Tiên Hoàng phong cho
Khâu Ni làm thượng đẳng phúc thần, giao cho trang Nhật Chiêu làm hộ
nhi giữ việc cúng tế.
Lê Đại Hành năm Thiên Phúc phong " Công chúa huệ gia trinh phục phu
nhân ". Lê Thái Tổ cũng có sắc phong, cho kiêng bốn chữ " A nương Khâu
Ni ". Khi vua Trần Thái Tôn đánh giặc Nguyên ở sông Lô, nói là Khâu Ni
báo mộng âm phù nên sau cũng phong cho Khâu Ni.
Cầu sinh ngày 15 tháng hai, bàn trên cỗ chay.
Cầu hóa ngày 10 tháng chạp, bàn trên cỗ chay.
Kiêng mặc quần áo màu vàng đỏ khi hành lễ vì khi ra quân, Khâu Ni mặc y
phục vàng đỏ. Các ngày cầu tế trên có tiệc trâu thui cả con, dân làng và